Từ ngày mai (18/4) đến ngày 23/4, các tỉnh Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đón nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ. Khu vực Đông Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ.
Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp đón nắng nóng gay gắt.
|
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng gió phơn nên ngày 17/4 khu vực phía Tây Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực Bắc Trung Bộ sẽ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 33-35 độ.
Dự báo từ ngày 18-23/4, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng. Do đó, khu vực phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ.
Khu vực Đông Bắc Bộ từ 18-23/4 cũng có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 33-35 độ.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, do nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên nguy cơ cao xảy ra cháy nổ, đặc biệt là cháy rừng ở các tỉnh miền Trung.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 5, nắng nóng bắt đầu gia tăng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đỉnh điểm của mùa hè năm nay sẽ tập trung từ tháng 5-8 ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ.
Số ngày nắng nóng năm nay có khả năng xuất hiện nhiều hơn và gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022. Nền nhiệt mùa hè ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dự báo cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ. Từ tháng 9, nắng nóng có dấu hiệu giảm dần.
Trước đó, trong tháng 3, các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ đã trải qua một đợt nắng nóng gay gắt diện rộng như chính hè với nhiều kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận. Đáng lưu ý, có tới 16 điểm đo ở miền Bắc và miền Trung ghi nhận giá trị nhiệt độ kỷ lục trong tháng 3.
Ngày 22/3, nhiệt độ tại Kim Bôi là 41.4 độ, vượt mốc lịch sử 38.1 độ vào năm 1996. Tại Lạc Sơn nhiệt độ 39.4 độ, vượt mốc lịch sử 39 độ năm 1996.Tại thành phố Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 38.8 độ, vượt mốc lịch sử năm 1996. Con Cuông là 40,4 độ, vượt giá trị lịch sử năm 2014. Hương Sơn là 39,7, vượt giá trị lịch sử năm 2014.
Tính chung trong tháng 3, nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ, riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ cao hơn từ 1-1,5 độ.
Trong nửa đầu tháng 4, nắng nóng diện rộng tiếp tục xuất hiện tại ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ như đợt nắng nóng ngày đợt 5-6/4 tại Tây Bắc Bộ, 4-6/4 tại Bắc và Trung Trung Bộ. Trong nửa đầu tháng 4/2023, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 1,5-3 độ, Bắc Bộ có nơi cao hơn 3 độ.
(Theo TPO)
Từ ngày mai (18/4) đến ngày 23/4, các tỉnh Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đón nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ. Khu vực Đông Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ.
Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp đón nắng nóng gay gắt.
|
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng gió phơn nên ngày 17/4 khu vực phía Tây Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực Bắc Trung Bộ sẽ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 33-35 độ.
Dự báo từ ngày 18-23/4, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng. Do đó, khu vực phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ.
Khu vực Đông Bắc Bộ từ 18-23/4 cũng có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 33-35 độ.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, do nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên nguy cơ cao xảy ra cháy nổ, đặc biệt là cháy rừng ở các tỉnh miền Trung.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 5, nắng nóng bắt đầu gia tăng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đỉnh điểm của mùa hè năm nay sẽ tập trung từ tháng 5-8 ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ.
Số ngày nắng nóng năm nay có khả năng xuất hiện nhiều hơn và gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022. Nền nhiệt mùa hè ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dự báo cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ. Từ tháng 9, nắng nóng có dấu hiệu giảm dần.
Trước đó, trong tháng 3, các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ đã trải qua một đợt nắng nóng gay gắt diện rộng như chính hè với nhiều kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận. Đáng lưu ý, có tới 16 điểm đo ở miền Bắc và miền Trung ghi nhận giá trị nhiệt độ kỷ lục trong tháng 3.
Ngày 22/3, nhiệt độ tại Kim Bôi là 41.4 độ, vượt mốc lịch sử 38.1 độ vào năm 1996. Tại Lạc Sơn nhiệt độ 39.4 độ, vượt mốc lịch sử 39 độ năm 1996.Tại thành phố Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 38.8 độ, vượt mốc lịch sử năm 1996. Con Cuông là 40,4 độ, vượt giá trị lịch sử năm 2014. Hương Sơn là 39,7, vượt giá trị lịch sử năm 2014.
Tính chung trong tháng 3, nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ, riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ cao hơn từ 1-1,5 độ.
Trong nửa đầu tháng 4, nắng nóng diện rộng tiếp tục xuất hiện tại ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ như đợt nắng nóng ngày đợt 5-6/4 tại Tây Bắc Bộ, 4-6/4 tại Bắc và Trung Trung Bộ. Trong nửa đầu tháng 4/2023, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 1,5-3 độ, Bắc Bộ có nơi cao hơn 3 độ.
(Theo TPO)