YênBái – Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã nhận được một số thông tin của các ông, bà Nguyễn Thị Vân và Nguyễn Văn Thanh hỏi về các chế độ liên quan đến thẻ BHYT hộ nghèo và ứng dụng VssID khi đi khám, chữa bệnh. Sau đây là trả lời của BHXH tỉnh Yên Bái về vấn đề này.
Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp khi đi khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải.
|
■ Bà Nguyễn Thị Vân có địa chỉ Email: Nguyenthivan9853@gmail.com hỏi: Năm 2019, tôi được cấp thẻ hộ nghèo ở huyện Văn Chấn và được phát thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí, đến tháng 9/2020, tôi đi làm tại Công ty May ở Trấn Yên thì được Công ty phát cho 1 thẻ BHYT khác. Hiện tại, tôi đã nghỉ việc ở công ty từ tháng 9/2022 và đang bị bệnh. Tôi cầm thẻ BHYT để đi khám bệnh thì được bệnh viện trả lời cả 2 thẻ của tôi đều không sử dụng được. Tôi xin hỏi: thẻ BHYT hộ nghèo của tôi còn được nối tiếp để khám chữa bệnh nữa không?
Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái trả lời: Căn cứ Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia BHYT do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý quy định: Đối với người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại cộng đồng thì UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) căn cứ vào danh sách người thuộc hộ nghèo được chủ tịch UBND cấp xã xác nhận, hằng năm sẽ lập danh sách người tham gia BHYT gửi cho UBND cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp huyện để thực hiện cấp thẻ BHYT.
Đề nghị bà đến UBND cấp xã nơi bà đang sinh sống để được hướng dẫn, xác định có thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT hộ nghèo hay không. Nếu thuộc đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng thì UBND cấp xã sẽ phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện cấp thẻ cho bà.
Nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng thì bà có thể liên hệ với cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ thu (Bưu điện, Trung tâm Dịch vụ việc làm hoặc Viettel Yên Bái) để được hướng dẫn tham gia BHYT theo hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi khi khám, chữa bệnh.
■ Ông Nguyễn Văn Thanh có địa chỉ Email: thanhnguyenan78@gmail.com hỏi: Hiện nay, tôi đang dùng ứng dụng VssID để đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Nhưng tôi nghe nói BHXH đang hướng dẫn người dân khám chữa bệnh bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp. Vậy xin hỏi thủ tục như thế nào để được KCB bằng CCCD gắn chíp?
Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái trả lời: Ngày 01/3/2022, BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản số 533/BHXH-CSYT về việc triển khai thí điểm sử dụng CCCD gắn chíp trong KCB BHYT. Ngay sau khi nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện thí điểm việc sử dụng CCCD gắn chíp, ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNEID) trong KCB BHYT của BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh Yên Bái đã ban hành văn bản số 230/BHXH-GĐBHYT ngày 04/3/2022 về việc triển khai thí điểm sử dụng CCCD gắn chip trong KCB BHYT. Như vậy, từ thời điểm triển khai người dân có thể KCB BHYT bằng CCCD có gắn chip.
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 214.471 người có thẻ BHYT được đồng bộ với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Thủ tục người bệnh tham gia KCB BHYT bằng CCCD có gắn chip: do việc xác thực thông tin công dân giữa CSDL quốc gia về dân cư và CSDL quốc gia về bảo hiểm đang được hoàn thiện.
Vì vậy, người tham gia BHYT khi đi KCB cần lưu ý: trường hợp người bệnh khi đi KCB lần đầu nên mang theo thẻ BHYT, hoặc điện thoại thông minh có ứng dụng VssID – BHXH số kèm thẻ CCCD, giấy tờ tùy thân có ảnh; trường hợp người bệnh có BHYT đã KCB BHYT bằng CCCD, VNEID thì từ lần khám bệnh sau chỉ cần xuất trình CCCD hoặc bằng ứng dụng VENID và không cần bất kỳ giấy tờ gì khác.
Trường hợp CCCD chưa kịp tích hợp dữ liệu thẻ BHYT hoặc người tham gia BHYT chưa được cấp tài khoản VNEID, người bệnh vẫn sử dụng thẻ BHYT hoặc bằng ứng dụng VssID – BHXH số cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh để đi KCB theo quy định.
H.D
YênBái – Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã nhận được một số thông tin của các ông, bà Nguyễn Thị Vân và Nguyễn Văn Thanh hỏi về các chế độ liên quan đến thẻ BHYT hộ nghèo và ứng dụng VssID khi đi khám, chữa bệnh. Sau đây là trả lời của BHXH tỉnh Yên Bái về vấn đề này.
Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp khi đi khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải.
|
■ Bà Nguyễn Thị Vân có địa chỉ Email: Nguyenthivan9853@gmail.com hỏi: Năm 2019, tôi được cấp thẻ hộ nghèo ở huyện Văn Chấn và được phát thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí, đến tháng 9/2020, tôi đi làm tại Công ty May ở Trấn Yên thì được Công ty phát cho 1 thẻ BHYT khác. Hiện tại, tôi đã nghỉ việc ở công ty từ tháng 9/2022 và đang bị bệnh. Tôi cầm thẻ BHYT để đi khám bệnh thì được bệnh viện trả lời cả 2 thẻ của tôi đều không sử dụng được. Tôi xin hỏi: thẻ BHYT hộ nghèo của tôi còn được nối tiếp để khám chữa bệnh nữa không?
Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái trả lời: Căn cứ Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia BHYT do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý quy định: Đối với người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại cộng đồng thì UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) căn cứ vào danh sách người thuộc hộ nghèo được chủ tịch UBND cấp xã xác nhận, hằng năm sẽ lập danh sách người tham gia BHYT gửi cho UBND cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp huyện để thực hiện cấp thẻ BHYT.
Đề nghị bà đến UBND cấp xã nơi bà đang sinh sống để được hướng dẫn, xác định có thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT hộ nghèo hay không. Nếu thuộc đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng thì UBND cấp xã sẽ phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện cấp thẻ cho bà.
Nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng thì bà có thể liên hệ với cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ thu (Bưu điện, Trung tâm Dịch vụ việc làm hoặc Viettel Yên Bái) để được hướng dẫn tham gia BHYT theo hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi khi khám, chữa bệnh.
■ Ông Nguyễn Văn Thanh có địa chỉ Email: thanhnguyenan78@gmail.com hỏi: Hiện nay, tôi đang dùng ứng dụng VssID để đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Nhưng tôi nghe nói BHXH đang hướng dẫn người dân khám chữa bệnh bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp. Vậy xin hỏi thủ tục như thế nào để được KCB bằng CCCD gắn chíp?
Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái trả lời: Ngày 01/3/2022, BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản số 533/BHXH-CSYT về việc triển khai thí điểm sử dụng CCCD gắn chíp trong KCB BHYT. Ngay sau khi nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện thí điểm việc sử dụng CCCD gắn chíp, ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNEID) trong KCB BHYT của BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh Yên Bái đã ban hành văn bản số 230/BHXH-GĐBHYT ngày 04/3/2022 về việc triển khai thí điểm sử dụng CCCD gắn chip trong KCB BHYT. Như vậy, từ thời điểm triển khai người dân có thể KCB BHYT bằng CCCD có gắn chip.
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 214.471 người có thẻ BHYT được đồng bộ với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Thủ tục người bệnh tham gia KCB BHYT bằng CCCD có gắn chip: do việc xác thực thông tin công dân giữa CSDL quốc gia về dân cư và CSDL quốc gia về bảo hiểm đang được hoàn thiện.
Vì vậy, người tham gia BHYT khi đi KCB cần lưu ý: trường hợp người bệnh khi đi KCB lần đầu nên mang theo thẻ BHYT, hoặc điện thoại thông minh có ứng dụng VssID – BHXH số kèm thẻ CCCD, giấy tờ tùy thân có ảnh; trường hợp người bệnh có BHYT đã KCB BHYT bằng CCCD, VNEID thì từ lần khám bệnh sau chỉ cần xuất trình CCCD hoặc bằng ứng dụng VENID và không cần bất kỳ giấy tờ gì khác.
Trường hợp CCCD chưa kịp tích hợp dữ liệu thẻ BHYT hoặc người tham gia BHYT chưa được cấp tài khoản VNEID, người bệnh vẫn sử dụng thẻ BHYT hoặc bằng ứng dụng VssID – BHXH số cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh để đi KCB theo quy định.
H.D