YênBái – Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nữ được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh xác định là khâu quan trọng đầu tiên, là chìa khóa giúp phụ nữ có việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn tham gia lớp dạy nghề chăn nuôi thú y.
|
>> Lãnh đạo tỉnh Yên Bái gặp gỡ, đối thoại với phụ nữ
Qua tham gia lớp dạy nghề ngắn hạn và lớp chuyển giao khoa học công nghệ do Hội Phụ nữ xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức, chị Đỗ Thị Thêm – hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Yên Thuận, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên có kiến thức cơ bản về chăn nuôi, trồng trọt.
Từ kiến thức học được cộng với thực tế tại địa phương, năm 2015, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư làm vườn ươm quế giống có diện tích 1 ha và dần mở rộng thêm diện tích. Đến nay, bình quân mỗi năm vườn ươm của gia đình chị xuất bán từ 200 vạn đến 220 vạn cây quế giống, cho thu nhập trên 1,2 tỷ đồng mỗi năm, thường xuyên tạo việc làm cho 7-10 phụ nữ trên địa bàn với thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng/người/tháng.
Chị Đỗ Thị Thêm chia sẻ: “Từ kiến thức được học tập mở ra cho gia đình tôi hướng làm kinh tế. Vườn ươm quế giống đã mang lại nguồn thu nhập ổn định và khá giả cho gia đình”. Năm 2020, sau khi tham gia lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho phụ nữ nông thôn do Hội Phụ nữ xã phối hợp tổ chức, chị Kiều Thị Huyền – hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Thiên Bữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã quyết tâm tìm hiểu về việc trồng măng Bát độ để chuyển đổi cây trồng, thay thế cho diện tích cam đã bị chết với diện tích 10 ha măng Bát độ.
“Diện tích 1 ha lúc đó trồng được 400 cây. Sau một năm trồng đã cho thu hoạch, cây gốc 1 năm tuổi cho thu hoạch 30 kg đến 50 kg/khóm. Năm đầu tiên tổng tiền thu được chỉ là 300 triệu đồng; đến năm thứ 2 thu được 100 kg đến 150 kg/gốc và hiện cứ mỗi gốc/lứa thu được 3 tạ đến 4 tạ. Vào những tháng đầu năm, cứ 2 ngày thu 1 lứa; đến tháng 5, 6, 7, 8 cứ 4 ngày thu 1 lứa, tháng 9,10,11 thì một tuần đến 10 ngày thu 1 lứa, măng bán được giá, lại có nhà máy thu mua ngay nên bà con rất yên tâm” – chị Kiều Thị Huyền cho biết.
Ngoài trồng măng, gia đình chị còn nhân giống bán cho các hộ có nhu cầu trồng. Bên cạnh đó, gia đình chị đầu tư chăn nuôi bò, trâu, với tổng đàn 10 con bò và 3 con trâu, 3 ao cá thu hoạch 60 triệu đồng/năm…
Chị Huyền cho biết: “Thu nhập gia đình hàng năm trừ chi phí còn trên 1 tỷ đồng/năm. Đến nay, gia đình tôi đã tạo việc làm cho 20 hội viên phụ nữ có việc làm ổn định, thu nhập bình quân từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, gia đình tôi còn hỗ trợ giúp trên 30 con gà, ngan, vịt giống, 400 cây măng bát độ giống cho chị em phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế”.
Chủ động phối hợp với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề cho phụ nữ, gắn kết chặt chẽ với việc giới thiệu, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nữ; phát huy hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” của Hội với Đề án “Đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn”…, trong 5 năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh phối hợp tổ chức 198 lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 5.700 lao động nữ, góp phần thực hiện chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm của tỉnh đối với lao động nông thôn, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Từ những kiến thức được học tập cùng với những nỗ lực của bản thân, nhiều chị em đã biết áp dụng vào thực tế, tìm được hướng phát triển kinh tế gia đình hiệu quả.
Thu Hạnh
YênBái – Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nữ được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh xác định là khâu quan trọng đầu tiên, là chìa khóa giúp phụ nữ có việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn tham gia lớp dạy nghề chăn nuôi thú y.
|
>> Lãnh đạo tỉnh Yên Bái gặp gỡ, đối thoại với phụ nữ
Qua tham gia lớp dạy nghề ngắn hạn và lớp chuyển giao khoa học công nghệ do Hội Phụ nữ xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức, chị Đỗ Thị Thêm – hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Yên Thuận, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên có kiến thức cơ bản về chăn nuôi, trồng trọt.
Từ kiến thức học được cộng với thực tế tại địa phương, năm 2015, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư làm vườn ươm quế giống có diện tích 1 ha và dần mở rộng thêm diện tích. Đến nay, bình quân mỗi năm vườn ươm của gia đình chị xuất bán từ 200 vạn đến 220 vạn cây quế giống, cho thu nhập trên 1,2 tỷ đồng mỗi năm, thường xuyên tạo việc làm cho 7-10 phụ nữ trên địa bàn với thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng/người/tháng.
Chị Đỗ Thị Thêm chia sẻ: “Từ kiến thức được học tập mở ra cho gia đình tôi hướng làm kinh tế. Vườn ươm quế giống đã mang lại nguồn thu nhập ổn định và khá giả cho gia đình”. Năm 2020, sau khi tham gia lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho phụ nữ nông thôn do Hội Phụ nữ xã phối hợp tổ chức, chị Kiều Thị Huyền – hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Thiên Bữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã quyết tâm tìm hiểu về việc trồng măng Bát độ để chuyển đổi cây trồng, thay thế cho diện tích cam đã bị chết với diện tích 10 ha măng Bát độ.
“Diện tích 1 ha lúc đó trồng được 400 cây. Sau một năm trồng đã cho thu hoạch, cây gốc 1 năm tuổi cho thu hoạch 30 kg đến 50 kg/khóm. Năm đầu tiên tổng tiền thu được chỉ là 300 triệu đồng; đến năm thứ 2 thu được 100 kg đến 150 kg/gốc và hiện cứ mỗi gốc/lứa thu được 3 tạ đến 4 tạ. Vào những tháng đầu năm, cứ 2 ngày thu 1 lứa; đến tháng 5, 6, 7, 8 cứ 4 ngày thu 1 lứa, tháng 9,10,11 thì một tuần đến 10 ngày thu 1 lứa, măng bán được giá, lại có nhà máy thu mua ngay nên bà con rất yên tâm” – chị Kiều Thị Huyền cho biết.
Ngoài trồng măng, gia đình chị còn nhân giống bán cho các hộ có nhu cầu trồng. Bên cạnh đó, gia đình chị đầu tư chăn nuôi bò, trâu, với tổng đàn 10 con bò và 3 con trâu, 3 ao cá thu hoạch 60 triệu đồng/năm…
Chị Huyền cho biết: “Thu nhập gia đình hàng năm trừ chi phí còn trên 1 tỷ đồng/năm. Đến nay, gia đình tôi đã tạo việc làm cho 20 hội viên phụ nữ có việc làm ổn định, thu nhập bình quân từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, gia đình tôi còn hỗ trợ giúp trên 30 con gà, ngan, vịt giống, 400 cây măng bát độ giống cho chị em phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế”.
Chủ động phối hợp với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề cho phụ nữ, gắn kết chặt chẽ với việc giới thiệu, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nữ; phát huy hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” của Hội với Đề án “Đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn”…, trong 5 năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh phối hợp tổ chức 198 lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 5.700 lao động nữ, góp phần thực hiện chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm của tỉnh đối với lao động nông thôn, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Từ những kiến thức được học tập cùng với những nỗ lực của bản thân, nhiều chị em đã biết áp dụng vào thực tế, tìm được hướng phát triển kinh tế gia đình hiệu quả.
Thu Hạnh