Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sáng nay (22/9) đã có cuộc gặp thân mật với thiếu nhi tiêu biểu thuộc 54 dân tộc anh em dự Liên hoan Thiếu nhi các dân tộc toàn quốc tại Hà Nội.
Chủ tịch nước vui mừng gặp các em thiếu nhi về thủ đô tham dự liên hoan.
|
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang cho biết, Liên hoan Thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc lần IV là ngày hội lớn của thiếu nhi các dân tộc Việt Nam, được tổ chức 5 năm một lần (21-23/9). Tham dự Liên hoan có 263 đại biểu thiếu nhi là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu của 54 dân tộc anh em đến từ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
263 em thiếu nhi đại diện cho 16 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước là những em có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Đội. Đây là kỳ liên hoan đầu tiên tập hợp được đầy đủ thiếu nhi 54 dân tộc anh em trên toàn quốc.
Liên hoan đầu tiên năm 1993 với thiếu nhi 39 dân tộc, trải qua 3 kỳ đến nay có sự tham dự của thiếu nhi 54 dân tộc. Đặc biệt những dân tộc rất ít người như Mảng, Cống, Chứt, Cơ Lao, Bố Y,… đều có các em tham dự.
Sau khi nghe báo cáo từ lãnh đạo Hội đồng Đội Trung ương, các em thiếu nhi hồ hởi xung phong phát biểu tâm tư, nguyện vọng với Chủ tịch nước. Các em bày tỏ niềm vui mừng khi được gặp Chủ tịch nước, báo cáo thành tích trong học tập; các em mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn tổ chức nhiều chương trình tương tự để thiếu nhi cả nước có cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Em Bun Hra Thaly (dân tộc Lào) học tập tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bày tỏ: “Một đất nước muốn phát triển toàn diện thì song hành với đó là bảo tồn, phát huy, giữ gìn những giá trị dân tộc”.
Em Vương Thị Hồng Vân (dân tộc Nùng) đang học tại THCS-THPT Hồng Hà (TP.HCM) cho biết, em rất vinh dự khi đại diện cho học sinh từ Quỹ học bổng Vừ A Dính về thủ đô tham dự liên hoan. 4 năm liền đạt học sinh giỏi cùng nhiều huy chương, em Vân mong muốn Nhà nước có nhiều quỹ học bổng hơn nữa dành cho những thiếu nhi gặp khó khăn để có cơ hội được học tập đầy đủ.
Còn em Ngô Minh Triết (dân tộc Hoa) đến từ tỉnh Trà Vinh nói về kỹ năng mềm trẻ em hiện nay chưa được chú trọng. Các em nhỏ đang bị sa đà quá nhiều vào sử dụng điện thoại mà thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản. Em mong muốn Trung ương Đoàn tổ chức nhiều hoạt động để các em có sân chơi giao lưu, nâng cao các kỹ năng.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông đã nghe được nhiều tâm tư, nguyện vọng của các em. Các em cũng có nhiều hiểu biết lịch sử, hiểu biết truyền thống của đất nước, của đoàn thanh niên, của các bậc đàn anh đi trước; thể hiện quyết tâm học tập, rèn luyện, phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước gửi lời chúc mừng tốt đẹp, những tình cảm yêu thương và ấm áp nhất tới thanh thiếu niên, nhi đồng.
Chủ tịch nước khẳng định thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, về công tác chăm lo thiếu niên, nhi đồng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo, được thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách được triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Với gần 16 triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng, đây là chủ nhân tương lai của đất nước, Chủ tịch nước mong các em thiếu nhi học tập chăm chỉ, rèn luyện thể chất để có đầy đủ trí và lực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Các cháu thiếu nhi tiếp nối truyền thống vẻ vang của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam, phát huy truyền thống của dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh đi trước, không ngừng thi đua học tập, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, là những người con ưu tú trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và 263 thiếu nhi tiêu biểu của 54 dân tộc trên cả nước.
Chủ tịch nước mong muốn sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tấm gương vượt khó học giỏi, tấm gương thiếu nhi tiêu biểu, xứng đáng với niềm tin của cha mẹ, thầy cô và xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Bước vào năm học mới, người đứng đầu Nhà nước tin tưởng sẽ có thêm nhiều học sinh giỏi, xuất sắc đạt giải cao trong các kỳ thi trong nước và quốc tế.
Để tiếp tục triển khai, thực hiện tốt công tác đại đoàn kết dân tộc, chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn cho thiếu nhi các dân tộc, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, đặc biệt những em là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.
Tăng cường sự phối hợp cả ba nhân tố là gia đình, nhà trường và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy học, bồi dưỡng kiến thức cho trẻ em, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho các em để đối phó với nghịch cảnh hay các tình huống nguy hiểm như trẻ em bị bạo hành, xâm hại tình dục, đuối nước…
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò xây dựng và tổ chức những chương trình, phong trào bổ ích, mang ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc, góp phần truyền cảm hứng, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng cả nước.
(Theo Vietnamnet)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sáng nay (22/9) đã có cuộc gặp thân mật với thiếu nhi tiêu biểu thuộc 54 dân tộc anh em dự Liên hoan Thiếu nhi các dân tộc toàn quốc tại Hà Nội.
Chủ tịch nước vui mừng gặp các em thiếu nhi về thủ đô tham dự liên hoan.
|
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang cho biết, Liên hoan Thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc lần IV là ngày hội lớn của thiếu nhi các dân tộc Việt Nam, được tổ chức 5 năm một lần (21-23/9). Tham dự Liên hoan có 263 đại biểu thiếu nhi là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu của 54 dân tộc anh em đến từ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
263 em thiếu nhi đại diện cho 16 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước là những em có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Đội. Đây là kỳ liên hoan đầu tiên tập hợp được đầy đủ thiếu nhi 54 dân tộc anh em trên toàn quốc.
Liên hoan đầu tiên năm 1993 với thiếu nhi 39 dân tộc, trải qua 3 kỳ đến nay có sự tham dự của thiếu nhi 54 dân tộc. Đặc biệt những dân tộc rất ít người như Mảng, Cống, Chứt, Cơ Lao, Bố Y,… đều có các em tham dự.
Sau khi nghe báo cáo từ lãnh đạo Hội đồng Đội Trung ương, các em thiếu nhi hồ hởi xung phong phát biểu tâm tư, nguyện vọng với Chủ tịch nước. Các em bày tỏ niềm vui mừng khi được gặp Chủ tịch nước, báo cáo thành tích trong học tập; các em mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn tổ chức nhiều chương trình tương tự để thiếu nhi cả nước có cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Em Bun Hra Thaly (dân tộc Lào) học tập tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bày tỏ: “Một đất nước muốn phát triển toàn diện thì song hành với đó là bảo tồn, phát huy, giữ gìn những giá trị dân tộc”.
Em Vương Thị Hồng Vân (dân tộc Nùng) đang học tại THCS-THPT Hồng Hà (TP.HCM) cho biết, em rất vinh dự khi đại diện cho học sinh từ Quỹ học bổng Vừ A Dính về thủ đô tham dự liên hoan. 4 năm liền đạt học sinh giỏi cùng nhiều huy chương, em Vân mong muốn Nhà nước có nhiều quỹ học bổng hơn nữa dành cho những thiếu nhi gặp khó khăn để có cơ hội được học tập đầy đủ.
Còn em Ngô Minh Triết (dân tộc Hoa) đến từ tỉnh Trà Vinh nói về kỹ năng mềm trẻ em hiện nay chưa được chú trọng. Các em nhỏ đang bị sa đà quá nhiều vào sử dụng điện thoại mà thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản. Em mong muốn Trung ương Đoàn tổ chức nhiều hoạt động để các em có sân chơi giao lưu, nâng cao các kỹ năng.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông đã nghe được nhiều tâm tư, nguyện vọng của các em. Các em cũng có nhiều hiểu biết lịch sử, hiểu biết truyền thống của đất nước, của đoàn thanh niên, của các bậc đàn anh đi trước; thể hiện quyết tâm học tập, rèn luyện, phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước gửi lời chúc mừng tốt đẹp, những tình cảm yêu thương và ấm áp nhất tới thanh thiếu niên, nhi đồng.
Chủ tịch nước khẳng định thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, về công tác chăm lo thiếu niên, nhi đồng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo, được thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách được triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Với gần 16 triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng, đây là chủ nhân tương lai của đất nước, Chủ tịch nước mong các em thiếu nhi học tập chăm chỉ, rèn luyện thể chất để có đầy đủ trí và lực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Các cháu thiếu nhi tiếp nối truyền thống vẻ vang của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam, phát huy truyền thống của dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh đi trước, không ngừng thi đua học tập, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, là những người con ưu tú trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và 263 thiếu nhi tiêu biểu của 54 dân tộc trên cả nước.
Chủ tịch nước mong muốn sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tấm gương vượt khó học giỏi, tấm gương thiếu nhi tiêu biểu, xứng đáng với niềm tin của cha mẹ, thầy cô và xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Bước vào năm học mới, người đứng đầu Nhà nước tin tưởng sẽ có thêm nhiều học sinh giỏi, xuất sắc đạt giải cao trong các kỳ thi trong nước và quốc tế.
Để tiếp tục triển khai, thực hiện tốt công tác đại đoàn kết dân tộc, chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn cho thiếu nhi các dân tộc, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, đặc biệt những em là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.
Tăng cường sự phối hợp cả ba nhân tố là gia đình, nhà trường và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy học, bồi dưỡng kiến thức cho trẻ em, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho các em để đối phó với nghịch cảnh hay các tình huống nguy hiểm như trẻ em bị bạo hành, xâm hại tình dục, đuối nước…
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò xây dựng và tổ chức những chương trình, phong trào bổ ích, mang ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc, góp phần truyền cảm hứng, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng cả nước.
(Theo Vietnamnet)