Bộ Nội vụ đã bổ sung thêm Quy định liên quan tới thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất ý tưởng đổi mới sáng tạo tại dự thảo lần 3 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung thêm Quy định liên quan tới thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất ý tưởng đổi mới sáng tạo.
|
Bộ Nội vụ đang dự thảo lần 3 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Theo dự thảo Nghị định, Hội đồng phê duyệt đề xuất có số lượng từ 5 đến 9 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức phụ trách lĩnh vực liên quan trực tiếp đến nội dung đề xuất;
Các ủy viên Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu, đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan, chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung đề xuất, trong đó có 1 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp đánh giá đề xuất. Văn bản đề xuất kèm kế hoạch, đề án cụ thể (nếu có) phải được gửi cho các thành viên Hội đồng chậm nhất trong thời hạn 7 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp Hội đồng.
Hội đồng có trách nhiệm nhận xét, đánh giá đề xuất đổi mới, sáng tạo theo các nội dung sau đây:
Tính cấp thiết của đề xuất;
Cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn của đề xuất;
Phạm vi, đối tượng của đề xuất; hiệu quả và tính khả thi của nhiệm vụ, giải pháp, tác động của đề xuất; thời gian và nguồn lực tổ chức thực hiện; việc thực hiện thí điểm (nếu có).
Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Cuộc họp Hội đồng phải được thể hiện bằng biên bản.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng ban hành quyết định của Hội đồng về việc phê duyệt và giao cán bộ đề xuất hoặc cá nhân, tổ chức khác thực hiện; trường hợp không phê duyệt đề xuất phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, quyết định phê duyệt của Hội đồng kèm theo kế hoạch, đề án (nếu có) phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt, trừ các nội dung đề xuất thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất đổi mới sáng tạo nằm trong Chương II dự thảo Nghị định về trình tự, thủ tục đề xuất và phê duyệt đề xuất đổi mới sáng tạo.
Như vậy, khác với lần dự thảo thứ 2 trước đó, lần dự thảo thứ 3, Bộ Nội vụ đã bổ sung thêm Quy định liên quan tới thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất ý tưởng đổi mới sáng tạo. Đây là một quy định mới trong dự thảo Nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.
(Theo LĐO)
Bộ Nội vụ đã bổ sung thêm Quy định liên quan tới thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất ý tưởng đổi mới sáng tạo tại dự thảo lần 3 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung thêm Quy định liên quan tới thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất ý tưởng đổi mới sáng tạo.
|
Bộ Nội vụ đang dự thảo lần 3 Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Theo dự thảo Nghị định, Hội đồng phê duyệt đề xuất có số lượng từ 5 đến 9 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức phụ trách lĩnh vực liên quan trực tiếp đến nội dung đề xuất;
Các ủy viên Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu, đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan, chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung đề xuất, trong đó có 1 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp đánh giá đề xuất. Văn bản đề xuất kèm kế hoạch, đề án cụ thể (nếu có) phải được gửi cho các thành viên Hội đồng chậm nhất trong thời hạn 7 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp Hội đồng.
Hội đồng có trách nhiệm nhận xét, đánh giá đề xuất đổi mới, sáng tạo theo các nội dung sau đây:
Tính cấp thiết của đề xuất;
Cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn của đề xuất;
Phạm vi, đối tượng của đề xuất; hiệu quả và tính khả thi của nhiệm vụ, giải pháp, tác động của đề xuất; thời gian và nguồn lực tổ chức thực hiện; việc thực hiện thí điểm (nếu có).
Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Cuộc họp Hội đồng phải được thể hiện bằng biên bản.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng ban hành quyết định của Hội đồng về việc phê duyệt và giao cán bộ đề xuất hoặc cá nhân, tổ chức khác thực hiện; trường hợp không phê duyệt đề xuất phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, quyết định phê duyệt của Hội đồng kèm theo kế hoạch, đề án (nếu có) phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt, trừ các nội dung đề xuất thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất đổi mới sáng tạo nằm trong Chương II dự thảo Nghị định về trình tự, thủ tục đề xuất và phê duyệt đề xuất đổi mới sáng tạo.
Như vậy, khác với lần dự thảo thứ 2 trước đó, lần dự thảo thứ 3, Bộ Nội vụ đã bổ sung thêm Quy định liên quan tới thành lập Hội đồng phê duyệt đề xuất ý tưởng đổi mới sáng tạo. Đây là một quy định mới trong dự thảo Nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.
(Theo LĐO)