YênBái – Môi trường làm việc đảm bảo an toàn luôn là điều mà nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm khi làm việc tại các doanh nghiệp (DN).
Công nhân Công ty TNHH Thủy Ngân, thành phố Yên Bái bốc xếp hàng hóa đi tiêu thụ.
|
Tỉnh Yên Bái hiện có 3 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 627,88 ha. Đến nay, các khu công nghiệp (KCN) đã thu hút 75 dự án đầu tư, trong đó có 35 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với hơn 4.500 lao động, dự kiến đến hết năm 2023 số lao động trong các KCN sẽ tăng lên trên 5.500 lao động.
Những năm gần đây, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các KCN đã được các cấp, các ngành, các đơn vị DN đặc biệt quan tâm. Trong năm 2022, các cơ quan chuyên môn, sở, ban ngành của tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo và tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác ATVSLĐ cho người sử dụng lao động cùng NLĐ làm việc tại 3 KCN của tỉnh và tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong các công ty.
Các DN trong các KCN phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức huấn luyện về nghiệp vụ xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ cho người làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác ATVSLĐ. Ban Quản lý các KCN tỉnh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho các DN do Ban quản lý; phối hợp với các công ty tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ cho trên 3.500 NLĐ và thực hiện quan trắc môi trường lao động tại 30/35 đơn vị.
>> Kế hoạch tổ chức Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ trong các KCN của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, các DN sản xuất hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, dây chuyền sản xuất ở một số đơn vị còn lạc hậu. Không ít công ty còn khó khăn về tài chính nên chưa có điều kiện để đầu tư cho công nghệ sản xuất mới và cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động.
Một số DN chưa thành lập tổ chức công đoàn nên việc thực hiện các quy định về công tác ATVSLĐ và thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ còn chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ, một số đơn vị chưa có mạng lưới an toàn vệ sinh viên, do đó việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và NLĐ còn nhiều hạn chế.
Để làm tốt hơn nữa công tác ATVSLĐ trong các KCN thời gian tới, các cấp, các ngành, các đơn vị, DN và toàn thể công nhân viên chức lao động hãy nêu cao ý thức trách nhiệm, bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ vì mục tiêu con người và sự phát triển bền vững của DN.
Trong đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh tiếp tục rà soát hệ thống văn bản pháp luật; tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện về công tác ATVSLĐ; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của NLĐ, người sử dụng lao động về công tác ATVSLĐ.
Kịp thời cập nhật thông tin, phổ biến luật pháp và hướng dẫn các biện pháp ATVSLĐ đến NLĐ cũng như người sử dụng lao động; hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị, DN trong các KCN cần quan tâm hơn nữa tới công tác đảm bảo ATVSLĐ và chú trọng tới công tác khám sức khỏe định kỳ, công tác đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ, quan trắc môi trường lao động…
Các DN cần thiết phải xây dựng, niêm yết các nội quy, quy trình sản xuất theo đúng các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và chấp hành nghiêm túc việc kiểm tra, bảo dưỡng, kiểm định đối với các trang thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
ATVSLĐ tại các KCN có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người trực tiếp lao động, DN sử dụng lao động. Đối với DN, bảo đảm an toàn cho NLĐ sẽ giúp cắt giảm tối đa các chi phí do tai nạn gây ra và công tác ATVSLĐ được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo được niềm tin và uy tín đối với NLĐ của DN.
Đối với NLĐ, công tác ATVSLĐ được đảm bảo sẽ giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với DN. Như vậy, khi công tác ATVSLĐ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững.
Thu Hiền
YênBái – Môi trường làm việc đảm bảo an toàn luôn là điều mà nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm khi làm việc tại các doanh nghiệp (DN).
Công nhân Công ty TNHH Thủy Ngân, thành phố Yên Bái bốc xếp hàng hóa đi tiêu thụ.
|
Tỉnh Yên Bái hiện có 3 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 627,88 ha. Đến nay, các khu công nghiệp (KCN) đã thu hút 75 dự án đầu tư, trong đó có 35 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với hơn 4.500 lao động, dự kiến đến hết năm 2023 số lao động trong các KCN sẽ tăng lên trên 5.500 lao động.
Những năm gần đây, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các KCN đã được các cấp, các ngành, các đơn vị DN đặc biệt quan tâm. Trong năm 2022, các cơ quan chuyên môn, sở, ban ngành của tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo và tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác ATVSLĐ cho người sử dụng lao động cùng NLĐ làm việc tại 3 KCN của tỉnh và tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong các công ty.
Các DN trong các KCN phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức huấn luyện về nghiệp vụ xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ cho người làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác ATVSLĐ. Ban Quản lý các KCN tỉnh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho các DN do Ban quản lý; phối hợp với các công ty tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ cho trên 3.500 NLĐ và thực hiện quan trắc môi trường lao động tại 30/35 đơn vị.
>> Kế hoạch tổ chức Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ trong các KCN của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, các DN sản xuất hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, dây chuyền sản xuất ở một số đơn vị còn lạc hậu. Không ít công ty còn khó khăn về tài chính nên chưa có điều kiện để đầu tư cho công nghệ sản xuất mới và cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động.
Một số DN chưa thành lập tổ chức công đoàn nên việc thực hiện các quy định về công tác ATVSLĐ và thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ còn chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ, một số đơn vị chưa có mạng lưới an toàn vệ sinh viên, do đó việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và NLĐ còn nhiều hạn chế.
Để làm tốt hơn nữa công tác ATVSLĐ trong các KCN thời gian tới, các cấp, các ngành, các đơn vị, DN và toàn thể công nhân viên chức lao động hãy nêu cao ý thức trách nhiệm, bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ vì mục tiêu con người và sự phát triển bền vững của DN.
Trong đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh tiếp tục rà soát hệ thống văn bản pháp luật; tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện về công tác ATVSLĐ; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của NLĐ, người sử dụng lao động về công tác ATVSLĐ.
Kịp thời cập nhật thông tin, phổ biến luật pháp và hướng dẫn các biện pháp ATVSLĐ đến NLĐ cũng như người sử dụng lao động; hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị, DN trong các KCN cần quan tâm hơn nữa tới công tác đảm bảo ATVSLĐ và chú trọng tới công tác khám sức khỏe định kỳ, công tác đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ, quan trắc môi trường lao động…
Các DN cần thiết phải xây dựng, niêm yết các nội quy, quy trình sản xuất theo đúng các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và chấp hành nghiêm túc việc kiểm tra, bảo dưỡng, kiểm định đối với các trang thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
ATVSLĐ tại các KCN có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người trực tiếp lao động, DN sử dụng lao động. Đối với DN, bảo đảm an toàn cho NLĐ sẽ giúp cắt giảm tối đa các chi phí do tai nạn gây ra và công tác ATVSLĐ được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo được niềm tin và uy tín đối với NLĐ của DN.
Đối với NLĐ, công tác ATVSLĐ được đảm bảo sẽ giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với DN. Như vậy, khi công tác ATVSLĐ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững.
Thu Hiền