Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, dưới sự tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự chuyển động của các khối khí sẽ trở nên bất thường và không theo quy luật. Điều này khiến thời tiết thay đổi liên tục, có thể nóng gay gắt rồi chuyển mát đột ngột.
Dự báo mùa hè năm nay sẽ nắng nóng khốc liệt.
|
Kỷ lục nhiệt độ liên tiếp bị phá vỡ
Kỷ lục nhiệt độ tháng 4 và tháng 5 đã bị phá vỡ trên khắp châu Á và ở nhiều nơi khác. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo đây chỉ là khởi đầu của một loạt đợt nắng nóng kỷ lục sắp tới. Hiện tượng El Nino vẫn chưa được WMO xác nhận trong năm 2023, nhưng dấu hiệu cho thấy có khả năng xảy ra, vì nắng nóng ngày càng tăng nhiệt.
Tuyên bố của WMO viết: “Có 60% cơ hội chuyển đổi từ ENSO trung tính sang El Nino trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7-2023. Tỉ lệ này sẽ tăng lên khoảng 70% vào tháng 6 đến tháng 8, và 80% từ tháng 7 đến tháng 9”. Thông thường El Nino kéo dài từ 9-12 tháng. Từ năm 1900 tới nay, đã phát sinh ít nhất 30 sự kiện El Nino. Trong đó, năm 1982-1983, năm 1997-1998 và năm 2014-2016 là những năm được ghi chép có các sự kiện thời tiết dữ dội nhất.
Chiều ngày 7/5, một cơn mưa dông diện rộng bao phủ Thanh Hóa và Nghệ An khiến nền nhiệt giảm sâu đột ngột, nhiều nơi có mưa đá, dông lốc. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước đó, một kỷ lục nhiệt độ cao nhất lịch sử Việt Nam được ghi nhận tại Tương Dương, Nghệ An. Đợt nắng nóng vừa qua ở miền Bắc, miền Trung diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đặc biệt gay gắt và khốc liệt khi liên tiếp các kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận.
Chiều ngày 6/5, điểm đo Hồi Xuân (Thanh Hóa) ghi nhận nhiệt độ 44,1 độ, cao nhất trong lịch sử Việt Nam, vượt qua kỷ lục 43,4 độ ngày 20/4/2019 tại Hương Khê (Hà Tĩnh). Ngay sau đó, ngày 7/5, kỷ lục ở Thanh Hóa bị phá vỡ. Chiều 7/5, nhiệt độ ghi nhận tại Tương Dương, Nghệ An là 44,2 độ, trở thành mức nhiệt cao nhất từng ghi nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đưa Tương Dương thành nơi nắm giữ kỷ lục nắng nóng lịch sử.
Ngay sau đợt nắng nóng kỷ lục trong lịch sử là một đợt gió mùa đông bắc tràn về. Đợt gió mùa đông bắc có cường độ trung bình không chỉ gây mưa dông diện rộng ở khắp miền Bắc, miền Trung mà còn khiến nền nhiệt giảm sâu, riêng Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời trở lạnh.
Từ nhiệt độ trên 40 độ, khu vực Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế và Tây Bắc Bộ, nhiệt độ cao nhất chỉ còn 27-30 độ, giảm hơn 10 độ so với ngày trước đó. Khu vực Đông Bắc Bộ, nhiệt độ cao nhất hôm nay chỉ còn 24-27 độ, nhiệt độ thấp nhất chỉ 21-24 độ, có nơi dưới 21 độ. Số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy, miền Bắc, miền Trung đang trải qua một mùa hè đầy bất thường và khốc liệt với nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn hẳn trung bình nhiều năm.
Ngay từ tháng 3, một đợt nắng nóng diện rộng và gay gắt đã xuất hiện ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với 17 điểm đo ghi nhận nhiệt độ kỷ lục. Nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trong tháng 3 phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ, riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ cao hơn từ 1-1,5 độ.
Sang tháng 4, cơ quan khí tượng ghi nhận 12 điểm đo trên cả nước có mức nhiệt cao nhất trong lịch sử so với cùng kỳ những năm trước, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Nhiệt độ tháng 4 ở miền Bắc, miền Trung cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-1,5 độ.
Mùa hè năm nay sẽ rất khốc liệt
Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, dưới sự tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự chuyển động của các khối khí sẽ trở nên bất thường và không theo quy luật. Điều này khiến thời tiết thay đổi liên tục, có thể nóng gay gắt rồi chuyển mát đột ngột.
TS Huy cũng cho biết, khu vực Đông Dương, trong đó có Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều loại gió gồm gió Tây Bắc, Tây Nam, Đông, Đông Bắc và Đông Nam. Đây là các loại gió tín phong thổi theo mùa. Tuy nhiên, sự hỗn loạn về nhiệt sẽ khiến các loại gió này thổi không theo mùa. Đây là điều nguy hiểm khi các gió tín phong hoạt động trái mùa hội tụ, sinh ra các trận mưa lớn cục bộ.
“Nếu chúng ta nghiên cứu về kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ này sẽ thấy mức khủng hoảng sẽ như thế nào. Đó là tương lai của một giai đoạn khủng hoảng khí hậu ở mức nghiêm trọng đối với thế hệ con cháu chúng ta. Nói là cuối thế kỷ nhưng nó thật gần, những người sinh ra ngày hôm nay sẽ là chủ nhân của thế giới trong giai đoạn đó”, TS Nguyễn Ngọc Huy nói.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 6, nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục có xu hướng tăng dần và nghiêng về pha El Nino. Dưới tác động của El Nino, nắng nóng có khả năng gia tăng hơn từ khoảng tháng 5- 7, tập trung nhiều tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Dự báo số ngày nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn và gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022.
Sang tháng 8/2023, nắng nóng tiếp tục xảy ra chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022. Sau đó nắng nóng có xu hướng suy giảm hơn trong khoảng tháng 9/2023. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ xuất hiện các đợt nắng nóng cực đoan, gay gắt ở miền Bắc, miền Trung trong mùa hè năm nay với các kỷ lục nhiệt độ có thể được thiết lập.
GS.TS Phan Văn Tân, nguyên chủ nhiệm bộ môn khí tượng, khoa khí tượng thủy văn và hải dương học, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) – cho biết, El Nino sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 6-7, ít nhất kéo dài đến hết năm nay. Do đó, một số hiện tượng, hình thái thời tiết sẽ tác động tới Việt Nam. Đầu tiên là nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm. Thứ hai, mưa sẽ hụt so với trung bình nhiều năm.
Về mức nhiệt độ vượt ngưỡng lịch sử ghi nhận được, theo GS Tân không có nghĩa năm nay là năm thời tiết nóng nhất nhưng các hiện tượng cực đoan có thể tăng như các đợt nắng nóng gia tăng. Các đợt nắng nóng gay gắt nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Mùa hè gió mùa đông bắc vẫn xâm nhập xuống do gió mùa tây nam chưa lấn át hoàn toàn. Trong tháng 5 vẫn có hiện tượng nắng nóng xen lẫn những đợt mát mẻ. Kèm theo đó là hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, lốc, mưa lớn.
Trước một mùa hè dự báo khốc liệt, GS Tân lưu ý vùng đô thị sẽ chịu thêm tác động của hiện tượng đảo nhiệt. Do đó, người dân sống ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM trong giờ cao điểm buổi trưa nên hạn chế ra đường. Những bất thường này ngoài nguyên nhân do biến đổi khí hậu khiến nắng nóng gia tăng thì chắc chắn có tác động của con người. Bên cạnh đó là yếu tố phát triển kinh tế – xã hội.
(Theo SKĐS)
Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, dưới sự tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự chuyển động của các khối khí sẽ trở nên bất thường và không theo quy luật. Điều này khiến thời tiết thay đổi liên tục, có thể nóng gay gắt rồi chuyển mát đột ngột.
Dự báo mùa hè năm nay sẽ nắng nóng khốc liệt.
|
Kỷ lục nhiệt độ liên tiếp bị phá vỡ
Kỷ lục nhiệt độ tháng 4 và tháng 5 đã bị phá vỡ trên khắp châu Á và ở nhiều nơi khác. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo đây chỉ là khởi đầu của một loạt đợt nắng nóng kỷ lục sắp tới. Hiện tượng El Nino vẫn chưa được WMO xác nhận trong năm 2023, nhưng dấu hiệu cho thấy có khả năng xảy ra, vì nắng nóng ngày càng tăng nhiệt.
Tuyên bố của WMO viết: “Có 60% cơ hội chuyển đổi từ ENSO trung tính sang El Nino trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7-2023. Tỉ lệ này sẽ tăng lên khoảng 70% vào tháng 6 đến tháng 8, và 80% từ tháng 7 đến tháng 9”. Thông thường El Nino kéo dài từ 9-12 tháng. Từ năm 1900 tới nay, đã phát sinh ít nhất 30 sự kiện El Nino. Trong đó, năm 1982-1983, năm 1997-1998 và năm 2014-2016 là những năm được ghi chép có các sự kiện thời tiết dữ dội nhất.
Chiều ngày 7/5, một cơn mưa dông diện rộng bao phủ Thanh Hóa và Nghệ An khiến nền nhiệt giảm sâu đột ngột, nhiều nơi có mưa đá, dông lốc. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước đó, một kỷ lục nhiệt độ cao nhất lịch sử Việt Nam được ghi nhận tại Tương Dương, Nghệ An. Đợt nắng nóng vừa qua ở miền Bắc, miền Trung diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đặc biệt gay gắt và khốc liệt khi liên tiếp các kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận.
Chiều ngày 6/5, điểm đo Hồi Xuân (Thanh Hóa) ghi nhận nhiệt độ 44,1 độ, cao nhất trong lịch sử Việt Nam, vượt qua kỷ lục 43,4 độ ngày 20/4/2019 tại Hương Khê (Hà Tĩnh). Ngay sau đó, ngày 7/5, kỷ lục ở Thanh Hóa bị phá vỡ. Chiều 7/5, nhiệt độ ghi nhận tại Tương Dương, Nghệ An là 44,2 độ, trở thành mức nhiệt cao nhất từng ghi nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đưa Tương Dương thành nơi nắm giữ kỷ lục nắng nóng lịch sử.
Ngay sau đợt nắng nóng kỷ lục trong lịch sử là một đợt gió mùa đông bắc tràn về. Đợt gió mùa đông bắc có cường độ trung bình không chỉ gây mưa dông diện rộng ở khắp miền Bắc, miền Trung mà còn khiến nền nhiệt giảm sâu, riêng Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời trở lạnh.
Từ nhiệt độ trên 40 độ, khu vực Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế và Tây Bắc Bộ, nhiệt độ cao nhất chỉ còn 27-30 độ, giảm hơn 10 độ so với ngày trước đó. Khu vực Đông Bắc Bộ, nhiệt độ cao nhất hôm nay chỉ còn 24-27 độ, nhiệt độ thấp nhất chỉ 21-24 độ, có nơi dưới 21 độ. Số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy, miền Bắc, miền Trung đang trải qua một mùa hè đầy bất thường và khốc liệt với nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn hẳn trung bình nhiều năm.
Ngay từ tháng 3, một đợt nắng nóng diện rộng và gay gắt đã xuất hiện ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với 17 điểm đo ghi nhận nhiệt độ kỷ lục. Nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trong tháng 3 phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ, riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ cao hơn từ 1-1,5 độ.
Sang tháng 4, cơ quan khí tượng ghi nhận 12 điểm đo trên cả nước có mức nhiệt cao nhất trong lịch sử so với cùng kỳ những năm trước, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Nhiệt độ tháng 4 ở miền Bắc, miền Trung cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-1,5 độ.
Mùa hè năm nay sẽ rất khốc liệt
Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, dưới sự tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự chuyển động của các khối khí sẽ trở nên bất thường và không theo quy luật. Điều này khiến thời tiết thay đổi liên tục, có thể nóng gay gắt rồi chuyển mát đột ngột.
TS Huy cũng cho biết, khu vực Đông Dương, trong đó có Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều loại gió gồm gió Tây Bắc, Tây Nam, Đông, Đông Bắc và Đông Nam. Đây là các loại gió tín phong thổi theo mùa. Tuy nhiên, sự hỗn loạn về nhiệt sẽ khiến các loại gió này thổi không theo mùa. Đây là điều nguy hiểm khi các gió tín phong hoạt động trái mùa hội tụ, sinh ra các trận mưa lớn cục bộ.
“Nếu chúng ta nghiên cứu về kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ này sẽ thấy mức khủng hoảng sẽ như thế nào. Đó là tương lai của một giai đoạn khủng hoảng khí hậu ở mức nghiêm trọng đối với thế hệ con cháu chúng ta. Nói là cuối thế kỷ nhưng nó thật gần, những người sinh ra ngày hôm nay sẽ là chủ nhân của thế giới trong giai đoạn đó”, TS Nguyễn Ngọc Huy nói.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 6, nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục có xu hướng tăng dần và nghiêng về pha El Nino. Dưới tác động của El Nino, nắng nóng có khả năng gia tăng hơn từ khoảng tháng 5- 7, tập trung nhiều tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Dự báo số ngày nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn và gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022.
Sang tháng 8/2023, nắng nóng tiếp tục xảy ra chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022. Sau đó nắng nóng có xu hướng suy giảm hơn trong khoảng tháng 9/2023. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ xuất hiện các đợt nắng nóng cực đoan, gay gắt ở miền Bắc, miền Trung trong mùa hè năm nay với các kỷ lục nhiệt độ có thể được thiết lập.
GS.TS Phan Văn Tân, nguyên chủ nhiệm bộ môn khí tượng, khoa khí tượng thủy văn và hải dương học, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) – cho biết, El Nino sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 6-7, ít nhất kéo dài đến hết năm nay. Do đó, một số hiện tượng, hình thái thời tiết sẽ tác động tới Việt Nam. Đầu tiên là nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm. Thứ hai, mưa sẽ hụt so với trung bình nhiều năm.
Về mức nhiệt độ vượt ngưỡng lịch sử ghi nhận được, theo GS Tân không có nghĩa năm nay là năm thời tiết nóng nhất nhưng các hiện tượng cực đoan có thể tăng như các đợt nắng nóng gia tăng. Các đợt nắng nóng gay gắt nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Mùa hè gió mùa đông bắc vẫn xâm nhập xuống do gió mùa tây nam chưa lấn át hoàn toàn. Trong tháng 5 vẫn có hiện tượng nắng nóng xen lẫn những đợt mát mẻ. Kèm theo đó là hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, lốc, mưa lớn.
Trước một mùa hè dự báo khốc liệt, GS Tân lưu ý vùng đô thị sẽ chịu thêm tác động của hiện tượng đảo nhiệt. Do đó, người dân sống ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM trong giờ cao điểm buổi trưa nên hạn chế ra đường. Những bất thường này ngoài nguyên nhân do biến đổi khí hậu khiến nắng nóng gia tăng thì chắc chắn có tác động của con người. Bên cạnh đó là yếu tố phát triển kinh tế – xã hội.
(Theo SKĐS)