Đau đầu vì thiếu dược sĩ đứng quầy, đây là thực tế ghi nhận tại nhiều nhà thuốc truyền thống tại Hà Nội từ đầu năm đến nay.
Ảnh minh họa
|
Theo nhận định, sau hai năm dịch bệnh, nhân sự ngành dược đã có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực khiến việc tuyển dụng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chất lượng nhân sự của ngành này cũng được nhìn nhận rõ rệt hơn khi việc tìm kiếm các dược sĩ chất lượng – không dễ dàng.
Thiếu dược sĩ đứng quầy, chị Nguyệt – dược sĩ chính của nhà thuốc buộc phải đảm nhận toàn bộ công việc trong ca trực.
Dược sĩ Vũ Thị Bích Nguyệt (Hà Nội) cho hay: “Trước tôi chỉ tư vấn thôi, giờ phải làm hết nên rất khó. Tôi tuyển 4 -5 tháng nay mà không có nhân viên. Lượng nhân viên có kinh nghiệm thì càng khó tuyển”.
Còn tại một nhà thuốc khác, 3 vị trí cho dược sĩ tại quầy, giờ chỉ còn mình Lan Anh. Những chiếc máy tính được tháo gỡ, để lại những khoảng trống, mà theo đại diện nhiều nhà thuốc, khó tìm được nhân sự chất lượng, cam kết gắn bó để lấp đầy.
Dược sĩ Nguyễn Thị Lan Anh (Hà Nội) chia sẻ: “Em làm ở đây hơn 6 năm rồi. Công việc cũng học hỏi được nhiều. Môi trường hoà đồng nên em mới gắn bó lâu dài”
Trong khi đó, Dược sĩ Vũ Đình Phóng (Hà Nội) nói: “Nhà thuốc nào cũng mong muốn tuyển được nhân viên có kiến thức chuyên môn tốt, bán thuốc không giống như mặt hàng khác”.
Bên cạnh chất lượng nhân sự, đại diện Hội nhà thuốc Hà Nội cũng nhận định, sự chuyển dịch nguồn nhân sự cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt dược sĩ khu vực thành thị.
Bà Lê Thị Minh Chính, Chủ tịch Hội nhà thuốc Hà Nội cho rằng: “Sau hai năm dịch bệnh, nhiều bạn về địa phương mở nhà thuốc cũng không quay lại nữa. Hiện tại theo thống kê trên cả nước có tới 60.000 nhà thuốc, thu hút lượng nhân sự rất lớn. Nguyện vọng của các nhà thuốc là mong muốn có nguồn nhân lực ổn định”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc làm, với hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đi làm mỗi năm, việc tuyển dụng gặp khó phải đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo. Với lượng đơn đặt nhân sự lớn hàng năm, các trường cần xem đó là áp lực, đòi hỏi sự chuẩn hoá quy trình đào tạo cũng như thắt chặt tiêu chí tuyển sinh đầu vào.
“Chúng ta thấy rằng không riêng dược sĩ mà bác sĩ và điều dưỡng đang thiếu rất nhiều. Ngoài việc giám sát của cơ quan quản lý, các trường phải quan tâm đến chất lượng đào tạo của cơ sở mình. Chương trình đào tạo phải có nội dung về công việc, vị trí việc làm, đáp ứng được chuẩn đầu ra”, PGS. TS Phạm Trung Kiên, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm.
Theo dự báo, trong 5 năm tới, thị trường việc làm vẫn có thể thiếu hụt hàng nghìn dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc và tham gia sản xuất và phân phối thuốc. Sự thiếu hụt này, cũng được xem là cơ hội việc làm cho các dược sĩ trẻ có năng lực và được đào tạo bài bản.
(Theo VTV)
Đau đầu vì thiếu dược sĩ đứng quầy, đây là thực tế ghi nhận tại nhiều nhà thuốc truyền thống tại Hà Nội từ đầu năm đến nay.
Ảnh minh họa
|
Theo nhận định, sau hai năm dịch bệnh, nhân sự ngành dược đã có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực khiến việc tuyển dụng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chất lượng nhân sự của ngành này cũng được nhìn nhận rõ rệt hơn khi việc tìm kiếm các dược sĩ chất lượng – không dễ dàng.
Thiếu dược sĩ đứng quầy, chị Nguyệt – dược sĩ chính của nhà thuốc buộc phải đảm nhận toàn bộ công việc trong ca trực.
Dược sĩ Vũ Thị Bích Nguyệt (Hà Nội) cho hay: “Trước tôi chỉ tư vấn thôi, giờ phải làm hết nên rất khó. Tôi tuyển 4 -5 tháng nay mà không có nhân viên. Lượng nhân viên có kinh nghiệm thì càng khó tuyển”.
Còn tại một nhà thuốc khác, 3 vị trí cho dược sĩ tại quầy, giờ chỉ còn mình Lan Anh. Những chiếc máy tính được tháo gỡ, để lại những khoảng trống, mà theo đại diện nhiều nhà thuốc, khó tìm được nhân sự chất lượng, cam kết gắn bó để lấp đầy.
Dược sĩ Nguyễn Thị Lan Anh (Hà Nội) chia sẻ: “Em làm ở đây hơn 6 năm rồi. Công việc cũng học hỏi được nhiều. Môi trường hoà đồng nên em mới gắn bó lâu dài”
Trong khi đó, Dược sĩ Vũ Đình Phóng (Hà Nội) nói: “Nhà thuốc nào cũng mong muốn tuyển được nhân viên có kiến thức chuyên môn tốt, bán thuốc không giống như mặt hàng khác”.
Bên cạnh chất lượng nhân sự, đại diện Hội nhà thuốc Hà Nội cũng nhận định, sự chuyển dịch nguồn nhân sự cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt dược sĩ khu vực thành thị.
Bà Lê Thị Minh Chính, Chủ tịch Hội nhà thuốc Hà Nội cho rằng: “Sau hai năm dịch bệnh, nhiều bạn về địa phương mở nhà thuốc cũng không quay lại nữa. Hiện tại theo thống kê trên cả nước có tới 60.000 nhà thuốc, thu hút lượng nhân sự rất lớn. Nguyện vọng của các nhà thuốc là mong muốn có nguồn nhân lực ổn định”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc làm, với hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đi làm mỗi năm, việc tuyển dụng gặp khó phải đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo. Với lượng đơn đặt nhân sự lớn hàng năm, các trường cần xem đó là áp lực, đòi hỏi sự chuẩn hoá quy trình đào tạo cũng như thắt chặt tiêu chí tuyển sinh đầu vào.
“Chúng ta thấy rằng không riêng dược sĩ mà bác sĩ và điều dưỡng đang thiếu rất nhiều. Ngoài việc giám sát của cơ quan quản lý, các trường phải quan tâm đến chất lượng đào tạo của cơ sở mình. Chương trình đào tạo phải có nội dung về công việc, vị trí việc làm, đáp ứng được chuẩn đầu ra”, PGS. TS Phạm Trung Kiên, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm.
Theo dự báo, trong 5 năm tới, thị trường việc làm vẫn có thể thiếu hụt hàng nghìn dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc và tham gia sản xuất và phân phối thuốc. Sự thiếu hụt này, cũng được xem là cơ hội việc làm cho các dược sĩ trẻ có năng lực và được đào tạo bài bản.
(Theo VTV)