YênBái – Được thành lập tháng 11/2014, gần 10 năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động tích cực, ý nghĩa cho cộng đồng nói chung, nạn nhân da cam nói riêng, làm tốt sứ mệnh bảo vệ, chăm lo cho nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh.
Đại tá Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh tặng quà cho gia đình nạn nhân CĐDC Đào Đức Sại ở phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.
|
Yên Bái hiện có 1.181 người bị nhiễm CĐDC đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi (trong đó có 677 người trực tiếp tham gia kháng chiến và 504 con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học). Đối với thế hệ thứ 3, qua phối hợp khảo sát nắm tình hình nạn nhân trong tỉnh, phát hiện có 26 trường hợp.
Gần 10 năm qua, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động trợ giúp, động viên nạn nhân CĐDC như: phối hợp tổ chức các hoạt động gặp mặt nhân kỷ niệm 55 năm và 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam tại tỉnh; hàng năm tổ chức gặp mặt các nạn nhân nhân ngày nạn nhân CĐDC 10/8; phát động nhiều phong trào thi đua “Vì nạn nhân CĐDC”; tổ chức hội nghị giai đoạn 2017-2022 vinh danh, khen thưởng, động viên những tấm lòng phụ nữ nhân hậu chăm sóc, nuôi dưỡng người có công, nạn nhân CĐDC; vận động xin chữ ký ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân; tôn vinh, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xây dựng, hoạt động và chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ cho nạn nhân…
Đồng thời, công tác phát triển tổ chức hội các cấp xã, phường, thị trấn được quan tâm. Ở 7 huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện theo quy định đã thành lập được tổ chức hội và 62 chi hội cơ sở cấp xã, phường, thị trấn. Hoạt động của các cấp Hội thực sự là chỗ dựa tin cậy, là mái nhà chung của nạn nhân CĐDC, đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân, được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao, nhân dân tin tưởng.
Trong gần 10 năm qua, Hội đã làm tốt sứ mệnh, nhiệm vụ, tham mưu hỗ trợ, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn, hội viên nghèo đúng đối tượng, đúng địa chỉ và nhu cầu. Thực hiện tốt công tác tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân.
Hội đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động sự phối hợp của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kêu gọi các đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền và vật chất hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều nạn nhân CĐDC.
Hội đã tổ chức thăm và tặng quà dịp lễ, tết cho hơn 13.500 lượt nạn nhân về tiền và hiện vật trị giá trên 4 tỷ đồng; hỗ trợ làm 59 nhà mới trị giá 2 tỷ 360 triệu đồng; hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi bò giống 130 triệu đồng; hỗ trợ điều trị bệnh cho 151 nạn nhân CĐDC với tổng kinh phí 154 triệu đồng; đào tạo nghề cho hơn 100 nạn nhân CĐDC bị khuyết tật với kinh phí hỗ trợ trên 208 triệu đồng.
Cùng với đó, các cấp hội phối hợp với cơ quan chức năng các địa phương tổ chức đưa đón 200 nạn nhân về Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng theo chế độ quy định phục hồi sức khỏe; hỗ trợ kinh phí đưa đón 94 nạn nhân CĐDC tham gia xông hơi, giải độc, phục hồi chức năng tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội, Hội nạn nhân CĐDC Việt Nam với kinh phí hơn 380 triệu đồng…
Hội cũng đã phối hợp với các đơn vị từ thiện, các bệnh viện địa phương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho người bị nhiễm CĐDC, hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng trăm nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn. 100% nạn nhân CĐDC của tỉnh được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng đúng quy định; bảo đảm chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm…
Đại tá Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh chia sẻ: “Cán bộ làm công tác Hội, hội viên tuy tuổi đã cao, sức khỏe yếu, bệnh tật, không có chế độ thù lao, kinh phí hỗ trợ hoạt động của các cấp hội còn hạn hẹp, nhưng với phẩm chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các tổ chức hội và hội viên đã luôn phát huy tinh thần vì nghĩa tình đồng đội, tận tụy, tâm huyết và trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn tổ chức các hoạt động, công tác hội, được Trung ương Hội, UBND tỉnh đánh giá cao. Gần 10 năm qua đã có 189 lượt tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen, giấy khen các cấp; 5 cán bộ hội được nhận Kỷ niệm chương của Trung ương Hội”.
Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, tới đây, Hội nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh sẽ thêm chức năng, nhiệm vụ và đổi tên thành “Hội bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh Yên Bái”. Với bề dày truyền thống, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong gần 10 năm qua, Thường trực Tỉnh hội nhiệm kỳ 2019-2024 tiếp tục xây dựng hồ sơ báo cáo Đại hội bất thường nhiệm kỳ 2023-2028 trình cấp có thẩm quyền quyết định; tiếp tục thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ bảo vệ, chăm lo cho nạn nhân CĐDC và đối tượng mới được mở rộng theo quyết định mới.
Thanh Ba
YênBái – Được thành lập tháng 11/2014, gần 10 năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động tích cực, ý nghĩa cho cộng đồng nói chung, nạn nhân da cam nói riêng, làm tốt sứ mệnh bảo vệ, chăm lo cho nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh.
Đại tá Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh tặng quà cho gia đình nạn nhân CĐDC Đào Đức Sại ở phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.
|
Yên Bái hiện có 1.181 người bị nhiễm CĐDC đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi (trong đó có 677 người trực tiếp tham gia kháng chiến và 504 con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học). Đối với thế hệ thứ 3, qua phối hợp khảo sát nắm tình hình nạn nhân trong tỉnh, phát hiện có 26 trường hợp.
Gần 10 năm qua, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động trợ giúp, động viên nạn nhân CĐDC như: phối hợp tổ chức các hoạt động gặp mặt nhân kỷ niệm 55 năm và 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam tại tỉnh; hàng năm tổ chức gặp mặt các nạn nhân nhân ngày nạn nhân CĐDC 10/8; phát động nhiều phong trào thi đua “Vì nạn nhân CĐDC”; tổ chức hội nghị giai đoạn 2017-2022 vinh danh, khen thưởng, động viên những tấm lòng phụ nữ nhân hậu chăm sóc, nuôi dưỡng người có công, nạn nhân CĐDC; vận động xin chữ ký ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân; tôn vinh, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xây dựng, hoạt động và chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ cho nạn nhân…
Đồng thời, công tác phát triển tổ chức hội các cấp xã, phường, thị trấn được quan tâm. Ở 7 huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện theo quy định đã thành lập được tổ chức hội và 62 chi hội cơ sở cấp xã, phường, thị trấn. Hoạt động của các cấp Hội thực sự là chỗ dựa tin cậy, là mái nhà chung của nạn nhân CĐDC, đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân, được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao, nhân dân tin tưởng.
Trong gần 10 năm qua, Hội đã làm tốt sứ mệnh, nhiệm vụ, tham mưu hỗ trợ, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn, hội viên nghèo đúng đối tượng, đúng địa chỉ và nhu cầu. Thực hiện tốt công tác tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân.
Hội đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động sự phối hợp của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kêu gọi các đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền và vật chất hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều nạn nhân CĐDC.
Hội đã tổ chức thăm và tặng quà dịp lễ, tết cho hơn 13.500 lượt nạn nhân về tiền và hiện vật trị giá trên 4 tỷ đồng; hỗ trợ làm 59 nhà mới trị giá 2 tỷ 360 triệu đồng; hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi bò giống 130 triệu đồng; hỗ trợ điều trị bệnh cho 151 nạn nhân CĐDC với tổng kinh phí 154 triệu đồng; đào tạo nghề cho hơn 100 nạn nhân CĐDC bị khuyết tật với kinh phí hỗ trợ trên 208 triệu đồng.
Cùng với đó, các cấp hội phối hợp với cơ quan chức năng các địa phương tổ chức đưa đón 200 nạn nhân về Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng theo chế độ quy định phục hồi sức khỏe; hỗ trợ kinh phí đưa đón 94 nạn nhân CĐDC tham gia xông hơi, giải độc, phục hồi chức năng tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội, Hội nạn nhân CĐDC Việt Nam với kinh phí hơn 380 triệu đồng…
Hội cũng đã phối hợp với các đơn vị từ thiện, các bệnh viện địa phương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho người bị nhiễm CĐDC, hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng trăm nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn. 100% nạn nhân CĐDC của tỉnh được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng đúng quy định; bảo đảm chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm…
Đại tá Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh chia sẻ: “Cán bộ làm công tác Hội, hội viên tuy tuổi đã cao, sức khỏe yếu, bệnh tật, không có chế độ thù lao, kinh phí hỗ trợ hoạt động của các cấp hội còn hạn hẹp, nhưng với phẩm chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các tổ chức hội và hội viên đã luôn phát huy tinh thần vì nghĩa tình đồng đội, tận tụy, tâm huyết và trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn tổ chức các hoạt động, công tác hội, được Trung ương Hội, UBND tỉnh đánh giá cao. Gần 10 năm qua đã có 189 lượt tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen, giấy khen các cấp; 5 cán bộ hội được nhận Kỷ niệm chương của Trung ương Hội”.
Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, tới đây, Hội nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh sẽ thêm chức năng, nhiệm vụ và đổi tên thành “Hội bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh Yên Bái”. Với bề dày truyền thống, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong gần 10 năm qua, Thường trực Tỉnh hội nhiệm kỳ 2019-2024 tiếp tục xây dựng hồ sơ báo cáo Đại hội bất thường nhiệm kỳ 2023-2028 trình cấp có thẩm quyền quyết định; tiếp tục thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ bảo vệ, chăm lo cho nạn nhân CĐDC và đối tượng mới được mở rộng theo quyết định mới.
Thanh Ba