Cụ ông 80 tuổi đang đi lại bình thường thì đột ngột ngã quỵ, đau ngực trái dữ dội, khó thở, vẫn tỉnh táo khi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Bác sĩ Phạm Sơn Lâm, khoa Hồi sức Tim mạch, thăm khám cho bệnh nhân sau cấp cứu.
|
Chỉ vài phút sau vào viện, bệnh nhân đột ngột ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn (ngừng tim phổi). Kíp y bác sĩ cấp cứu ép tim liên tục trong hơn 40 phút, may mắn tim bệnh nhân đập trở lại song vẫn phải thở máy và dùng thuốc an thần.
Xác định đây là ca vô cùng nặng, các bác sĩ kích hoạt hệ thống báo động đỏ liên viện gồm các bệnh viện Huyện Kim Môn, Đa khoa tỉnh Hải Dương và 108 (Hà Nội) mục đích đưa ra phương án chẩn đoán, điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Nhóm cấp cứu liên viện chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim, ngừng tuần hoàn, rối loạn nhịp thất phức tạp, suy hô hấp thở máy, nguy cơ ngừng tim tái diễn và nguy cơ rất cao tử vong, quyết định chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện 108 điều trị.
Trong khi bệnh nhân trên đường chuyển viện, hệ thống cấp cứu và hồi sức tim mạch của Bệnh viện 108 được kích hoạt sẵn sàng chờ đợi. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, thời gian khi bệnh nhân nhập viện đến được can thiệp chụp và tái thông động mạch vành chỉ trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, sau can thiệp, ông tiếp tục bị ngừng tuần hoàn ba lần, huyết áp phụ thuộc vào ba loại thuốc trợ tim liều cao.
Các bác sĩ vẫn kiên trì điều trị giành lại mạng sống cho bệnh nhân. Hiện, sau khoảng hơn hai tuần điều trị, bệnh nhân dần dần tỉnh trở lại, thoát sốc, bắt đầu tập đi.
Ngày 6/9, TS Đặng Việt Đức, khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện 108, cho biết ca cấp cứu này là một kỳ tích đối với bệnh nhân và cả ê kíp bác sĩ. Bệnh nhân ngưng tuần hoàn nhiều lần, lần dài nhất hơn 40 phút. Thông thường một người ngừng tim, nếu trong vòng 5 phút không được cấp cứu thì não sẽ bị tổn thương; ngừng tim 10-15 phút não tổn thương nặng hơn, thậm chí tổn thương hoàn toàn, bệnh nhân có thể chết hoặc nhiều khả năng sống đời thực vật.
Cụ ông này, theo tiến sĩ Đức, ngừng tim tại bệnh viện và nhờ hệ thống báo động đỏ liên viện, tất cả khâu cấp cứu được vận hành hoàn hảo, kịp thời, giúp bệnh nhân giữ được tính mạng
“Chúng tôi phải chạy đua từng giây để cấp cứu người bệnh. Nếu không kịp thời, chắc chắn người bệnh sẽ không qua khỏi hoặc nếu sống thì tổn thương não không hồi phục, sống với trạng thái thực vật suốt đời”, bác sĩ Phạm Sơn Lâm, thành viên kíp cấp cứu, đánh giá.
Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng nguy hiểm tính mạng, xảy ra khi dòng máu đến cơ tim đột ngột bị ngừng trệ, dẫn đến thiếu máu mô cơ tim. Bệnh này thường là kết quả của sự tắc nghẽn hệ thống mạch vành do mảng bám hay huyết khối.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp rất đa dạng, điển hình là đau ngực và khó thở. Các triệu chứng bao gồm: Cảm giác nặng ngực hoặc thắt bóp trong tim; đau vùng ngực lan ra sau lưng, lên hàm hoặc cánh tay trái, kéo dài hơn vài phút hoặc có thể hết sau đó tái phát; khó thở; vã mồ hôi; buồn nôn và nôn; hồi hộp, cảm giác ngột thở; nhịp tim nhanh; mệt mỏi.
(Theo VnExpress)
Cụ ông 80 tuổi đang đi lại bình thường thì đột ngột ngã quỵ, đau ngực trái dữ dội, khó thở, vẫn tỉnh táo khi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Bác sĩ Phạm Sơn Lâm, khoa Hồi sức Tim mạch, thăm khám cho bệnh nhân sau cấp cứu.
|
Chỉ vài phút sau vào viện, bệnh nhân đột ngột ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn (ngừng tim phổi). Kíp y bác sĩ cấp cứu ép tim liên tục trong hơn 40 phút, may mắn tim bệnh nhân đập trở lại song vẫn phải thở máy và dùng thuốc an thần.
Xác định đây là ca vô cùng nặng, các bác sĩ kích hoạt hệ thống báo động đỏ liên viện gồm các bệnh viện Huyện Kim Môn, Đa khoa tỉnh Hải Dương và 108 (Hà Nội) mục đích đưa ra phương án chẩn đoán, điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Nhóm cấp cứu liên viện chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim, ngừng tuần hoàn, rối loạn nhịp thất phức tạp, suy hô hấp thở máy, nguy cơ ngừng tim tái diễn và nguy cơ rất cao tử vong, quyết định chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện 108 điều trị.
Trong khi bệnh nhân trên đường chuyển viện, hệ thống cấp cứu và hồi sức tim mạch của Bệnh viện 108 được kích hoạt sẵn sàng chờ đợi. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, thời gian khi bệnh nhân nhập viện đến được can thiệp chụp và tái thông động mạch vành chỉ trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, sau can thiệp, ông tiếp tục bị ngừng tuần hoàn ba lần, huyết áp phụ thuộc vào ba loại thuốc trợ tim liều cao.
Các bác sĩ vẫn kiên trì điều trị giành lại mạng sống cho bệnh nhân. Hiện, sau khoảng hơn hai tuần điều trị, bệnh nhân dần dần tỉnh trở lại, thoát sốc, bắt đầu tập đi.
Ngày 6/9, TS Đặng Việt Đức, khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện 108, cho biết ca cấp cứu này là một kỳ tích đối với bệnh nhân và cả ê kíp bác sĩ. Bệnh nhân ngưng tuần hoàn nhiều lần, lần dài nhất hơn 40 phút. Thông thường một người ngừng tim, nếu trong vòng 5 phút không được cấp cứu thì não sẽ bị tổn thương; ngừng tim 10-15 phút não tổn thương nặng hơn, thậm chí tổn thương hoàn toàn, bệnh nhân có thể chết hoặc nhiều khả năng sống đời thực vật.
Cụ ông này, theo tiến sĩ Đức, ngừng tim tại bệnh viện và nhờ hệ thống báo động đỏ liên viện, tất cả khâu cấp cứu được vận hành hoàn hảo, kịp thời, giúp bệnh nhân giữ được tính mạng
“Chúng tôi phải chạy đua từng giây để cấp cứu người bệnh. Nếu không kịp thời, chắc chắn người bệnh sẽ không qua khỏi hoặc nếu sống thì tổn thương não không hồi phục, sống với trạng thái thực vật suốt đời”, bác sĩ Phạm Sơn Lâm, thành viên kíp cấp cứu, đánh giá.
Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng nguy hiểm tính mạng, xảy ra khi dòng máu đến cơ tim đột ngột bị ngừng trệ, dẫn đến thiếu máu mô cơ tim. Bệnh này thường là kết quả của sự tắc nghẽn hệ thống mạch vành do mảng bám hay huyết khối.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp rất đa dạng, điển hình là đau ngực và khó thở. Các triệu chứng bao gồm: Cảm giác nặng ngực hoặc thắt bóp trong tim; đau vùng ngực lan ra sau lưng, lên hàm hoặc cánh tay trái, kéo dài hơn vài phút hoặc có thể hết sau đó tái phát; khó thở; vã mồ hôi; buồn nôn và nôn; hồi hộp, cảm giác ngột thở; nhịp tim nhanh; mệt mỏi.
(Theo VnExpress)