Nhiệt độ lúc 16 giờ chiều 6-5 tại trạm Hồi Xuân (Thanh Hoá) đo được là 43,8 độ, có thời điểm lên 44,1 độ C.
Người dân mưu sinh dưới tiết trời nắng gay gắt.
|
Chiều 6-5, kỷ lục mới về nhiệt độ đã được thiết lập tại Việt Nam.
Theo bảng thống kê nhiệt độ của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi.
Theo đó, nhiệt độ lúc 13 giờ ở phía Tây Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 41 độ.
Đơn cử, tại Lạc Sơn (Hòa Bình) 41,7 độ; Hòa Bình 41,3 độ; Hồi Xuân (Thanh Hóa) 42,4 độ; Quỳ Châu (Nghệ An) 42 độ; Tương Dương (Nghệ An) 42,5 độ; Tây Hiếu (Nghệ An) 42,5 độ; Hương Khê (Hà Tĩnh) 41,3 độ… Độ ẩm tương đối lúc 13 giờ phổ biến 33-55%.
Đáng chú ý, ngày 20-4-2019 nhiệt độ tại trạm khí tượng Hương Khê (Hà Tĩnh) là 43,4 độ, giá trị nhiệt độ cao nhất quan trắc tại Việt Nam.
Tuy nhiên sang đến hôm nay kỷ lục này đã bị phá vỡ tại trạm Hồi Xuân (Thanh Hóa) khi nhiệt độ lúc 16 giờ là 43,8 độ và cao nhất trong ngày trên 44,1 độ.
Tổng cục Khí tượng thuỷ văn nhận định, với 44,1 độ, đây sẽ là kỷ lục mới về nhiệt độ cao nhất đo được ở Việt Nam từ trước đến nay.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Nắng nóng gay gắt sẽ giảm dần và chấm dứt.
Dự báo khoảng đêm ngày 7 và 8-5, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 2-3; vùng ven biển cấp 3-4.
Ngày và đêm 8-5, phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển mát. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc bộ phổ biến 22-25 độ, vùng núi có nơi dưới 22 độ.
Do tác động của các hình thái thiên tai kể trên, từ chiều tối, đêm 7 và 8-5, Bắc bộ, Bắc Trung bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 60mm.
Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế từ ngày 8-5 có mưa rào và dông rải rác; cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Ngoài ra, từ ngày 8-5 ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác (thời gian xảy ra mưa dông tập trung vào chiều và tối), cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Gió mạnh, sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.
(Theo PLO)
Nhiệt độ lúc 16 giờ chiều 6-5 tại trạm Hồi Xuân (Thanh Hoá) đo được là 43,8 độ, có thời điểm lên 44,1 độ C.
Người dân mưu sinh dưới tiết trời nắng gay gắt.
|
Chiều 6-5, kỷ lục mới về nhiệt độ đã được thiết lập tại Việt Nam.
Theo bảng thống kê nhiệt độ của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi.
Theo đó, nhiệt độ lúc 13 giờ ở phía Tây Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 41 độ.
Đơn cử, tại Lạc Sơn (Hòa Bình) 41,7 độ; Hòa Bình 41,3 độ; Hồi Xuân (Thanh Hóa) 42,4 độ; Quỳ Châu (Nghệ An) 42 độ; Tương Dương (Nghệ An) 42,5 độ; Tây Hiếu (Nghệ An) 42,5 độ; Hương Khê (Hà Tĩnh) 41,3 độ… Độ ẩm tương đối lúc 13 giờ phổ biến 33-55%.
Đáng chú ý, ngày 20-4-2019 nhiệt độ tại trạm khí tượng Hương Khê (Hà Tĩnh) là 43,4 độ, giá trị nhiệt độ cao nhất quan trắc tại Việt Nam.
Tuy nhiên sang đến hôm nay kỷ lục này đã bị phá vỡ tại trạm Hồi Xuân (Thanh Hóa) khi nhiệt độ lúc 16 giờ là 43,8 độ và cao nhất trong ngày trên 44,1 độ.
Tổng cục Khí tượng thuỷ văn nhận định, với 44,1 độ, đây sẽ là kỷ lục mới về nhiệt độ cao nhất đo được ở Việt Nam từ trước đến nay.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Nắng nóng gay gắt sẽ giảm dần và chấm dứt.
Dự báo khoảng đêm ngày 7 và 8-5, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 2-3; vùng ven biển cấp 3-4.
Ngày và đêm 8-5, phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển mát. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc bộ phổ biến 22-25 độ, vùng núi có nơi dưới 22 độ.
Do tác động của các hình thái thiên tai kể trên, từ chiều tối, đêm 7 và 8-5, Bắc bộ, Bắc Trung bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 60mm.
Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế từ ngày 8-5 có mưa rào và dông rải rác; cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Ngoài ra, từ ngày 8-5 ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác (thời gian xảy ra mưa dông tập trung vào chiều và tối), cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Gió mạnh, sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.
(Theo PLO)