YBĐT – Theo số liệu thông kê của các ngành chức năng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4.634 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; trong đó có 344 cơ sở sản xuất thực phẩm, 3.263 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 825 cơ sở dịch vụ ăn uống, 73 cơ sở sản xuất kinh doanh rau, củ, quả, 62 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm từ thịt và 67 cơ sở sản xuất chế biến chè.
Thị trường thực phẩm tại Yên Bái rất đa dạng, phong phú được sản xuất tại địa phương, thực phẩm sản xuất từ các tỉnh, thành khác và thực phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nên công tác quản lý chất lượng vệ sinh ATTP cũng gặp không ít khó khăn. Trong công tác kiểm soát giết mổ gia cầm, trên địa bàn hiện có 584 điểm giết mổ, tuy nhiên hiện nay cả tỉnh chưa có cơ sở giết mổ tập trung.
Đây hầu hết là những điểm giết mổ nhỏ lẻ nằm phân tán ở các hộ gia đình, diện tích chật hẹp, chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh y tế nên việc kiểm soát theo đúng quy trình trước, trong và sau giết mổ còn gặp không ít khó khăn. Theo thống kê, trong thời gian, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 104 vụ ngộ độc thực phẩm với 956 ca mắc, 9 ca tử vong. Trong đó, riêng trong năm 2016 có 16 ca ngộ độc thực phẩm, với 486 ca mắc, 6 ca tử vong.
Tết Nguyên đán đang cận kề, Ban Chỉ đạo Trung ương vệ sinh ATTP đã có Kế hoạch số 1244/KH-BCDTƯVSATTP ngày 16/12/2016 về triển khai công tác bảo đảm ATTP tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội Xuân 2017.
UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP tới các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm khi lưu thông và tiêu thụ trong dịp tết; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, các quy định pháp luật về đảm bảo ATTP; tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố đến xã, phường, thị trấn từ 1/1/2017 đến 28/2/2017.
Điều quan trọng là, sau mỗi lần tuyên truyền, mỗi cuộc kiểm tra và ngay trong những này khẩu hiệu: “Nói không với thực phẩm bẩn” phải luôn thường trực trong ý thức và hành động của người tiêu dùng. Cùng đó là những chuyển biến tích cực từ những người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, làm sao ở khâu cuối của chuỗi sản phẩm, người tiêu dùng sẽ được hưởng thụ các thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng khi tết đến, xuân về.
Đức Toàn
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.