YênBái – Tại sao câu chuyện một học sinh trường tiểu học bán trú ở Lang Thíp, Văn Yên “từ lâu không được ăn thịt và chỉ chan cơm với nước lã” được phát sóng trên truyền hình và lan truyền trên mạng xã hội mà hàng trăm cán bộ quản lý, hàng nghìn giáo viên, hàng vạn người dân thấy bức xúc, đều cho rằng sai sự thật…?
Một bữa ăn của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp
|
Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện của em học sinh Vàng A Sơn, dân tộc Mông, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tham gia chương trình SUPER10 Siêu tài năng nhí (mùa 2) do HTV7 Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Madison media group sản xuất cuối năm 2021.
Điều đáng nói, một chi tiết khiến dư luận quan tâm trong câu chuyện này không phải là tài đánh quay của thí sinh Vàng A Sơn mà là thông tin, được đưa trên truyền hình và cả bài viết trên mạng xã hội dẫn lại, dẫn lời em nói là “từ lâu em không được ăn thịt”. “Đã từ lâu em không được ăn cơm với thịt. Bởi ở nhà, mỗi khi có tiền gia đình mới có thể mua rau về ăn chứ đừng nói tới nhớ được vị thịt”, “Với Vàng A Sơn, em đã quen chan cơm với nước lã thay cho canh rau. Không chỉ riêng em, đây là điều quen thuộc với các gia đình trong bản của em” – trích nội dung bài viết trên một số trang báo và lời thoại giữa Vàng A Sơn và người dẫn chương trình – Nghệ sỹ Trấn Thành.
Là người đã nhiều lần tới xã Lang Thíp và nhiều vùng quê khác của tỉnh Yên Bái, cá nhân người viết bài này hoàn toàn không tin một học sinh đang học tại trường dân tộc bán trú từ lâu đã “không được ăn cơm với thịt”, “không nhớ được vị thịt”… và câu hỏi đặt ra chính là: Nếu câu chuyện này là sự thật, cần xem xét việc nuôi dưỡng tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp, trách nhiệm của nhà trường và cấp uỷ, chính quyền địa phương…
Ngược lại, đây là câu chuyện sai sự thật thì chương trình Siêu tài năng nhí đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các thầy cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp cũng như cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Ngay sau khi phóng viên đưa câu chuyện và thắc mắc của mình lên trang Facebook cá nhân, nhiều người đã bày tỏ quan điểm: “Vì mục đích câu like nên người ta đã viết thế, nói thế” – một phụ huynh lên tiếng; ông Lê Văn Tạo- nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái nói: “Các nhà báo cần làm rõ việc này, các cháu đã đi học bán trú thì chắc chắn không có chuyện chỉ ăn cơm với nước lã”.
Chị Phương Thuỳ, công tác tại Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Trạm Tấu cho biết: Học sinh vùng cao đi học có chế độ ăn uống tại trường hẳn hoi, tay này (tác giả) viết lách không hiểu chủ trương, chính sách lại còn điêu”; Cô giáo Nguyễn Phương Thảo, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bày tỏ: “Viết lách như thế này người khác đọc không hiểu rất mang tiếng từ cao xuống thấp”…
Một bữa cơm của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp luôn đủ các món cơm, thịt, canh rau… (Hình ảnh chụp trong năm học 2021-2022)
Qua tìm hiểu, chúng tôi được thầy giáo Đinh Tiến Dũng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Cháu Vàng A Sơn là học sinh của Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021. Gia đình cháu ở tại thôn Liên Sơn, xã Lang Thíp, cha mẹ cháu đều là người dân tộc Mông, gia đình có mức sống trung bình, không phải hộ khó khăn.
Học sinh Vàng A Sơn cùng với nhiều học sinh người dân tộc thiểu số khác trong xã thuộc đối tượng được hưởng chế độ học sinh bán trú theo quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ. Theo đó, các cháu được ăn, ở tại trường, được thầy, cô chăm sóc, dạy dỗ chu đáo, các bữa ăn hằng ngày đều được nhà trường tính toán lựa chọn thay đổi món ăn hợp khẩu vị, đủ dinh dưỡng, ngoài cơm, bữa nào cũng có cá hoặc các loại thịt như: lợn, trâu, gà hoặc trứng, cùng với đậu và các loại rau củ quả tươi. Cuối tuần, học sinh được bố mẹ đón về nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật tại nhà cùng gia đình.
Được biết, không chỉ ở Lang Thíp, tại các trường tổ chức học bán trú trên địa bàn tỉnh, việc nuôi dưỡng là một trong những lĩnh vực được cấp uỷ, chính quyền, ngành giáo dục, y tế và các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, có cơ chế giám sát rất chặt chẽ, đảm bảo đủ định lượng, dinh dưỡng và nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trở lại câu chuyện đi thi “Siêu tài năng nhí”, cháu Vàng A Sơn có khả năng chơi giỏi trò chơi đánh quay (con quay tự chế bằng gỗ), một trò chơi truyền thống của người Mông thường được tổ chức chơi theo nhóm nhỏ vào dịp Tết cổ truyền. Gia đình Vàng A Sơn đã đăng ký cho cháu tham gia chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hò Chí Minh.
Tháng 3/2021, học sinh Vàng A Sơn đang học lớp 5 và được mời tham gia chương trình. “Việc đi thi là nguyện vọng của cá nhân và gia đình phụ huynh học sinh, nhà trường không tổ chức hoặc gợi ý cho học sinh tham gia” – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lang Thíp khẳng định..
Hiệu trưởng trường Tiểu học Lang Thíp Đinh Tiến Dũng cho biết thêm: Trong chương trình có những câu thoại giữa MC Trấn Thành cùng 02 nghệ sĩ khác làm giám khảo với thí sinh có các câu nhạy cảm: “Ăn cơm với nước lã…”; “Không nhớ bao nhiêu lâu được ăn thịt một lần”? “Mỗi khi có tiền thì bố mẹ mới mua rau về ăn”; “Ở độ tuổi của con lẽ ra phải được học hành, được ăn chơi”…
Thực tế, theo thói quen cũ, người dân tộc Mông, khi nói về các loại thức ăn như các loại thịt, cá, người ta gọi chung là “rau”, nên từ “rau” mà Vàng A Sơn trả lời trong chương trình: “Mỗi khi có tiền thì bố mẹ mới mua rau về ăn”, tức là mua “thịt” về ăn chứ không phải mua các loại rau thực vật về để ăn, vì các loại rau thực vật, gia đình có thể trồng hoặc đi thu hái về ăn, không phải mua. Nước lã mà em Sơn nói cần hiểu là nước trắng lấy từ khe suối, múc từ giếng đem về đun sôi, không pha (hãm) với loại thực phẩm khác như chè, đồng bào dân tộc vẫn quen gọi như vậy.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp tổ chức gói bánh chưng và đón xuân vui tết Nguyên đán cho các em học sinh.
Có thể nói, qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn sự thật của câu chuyện “Từ lâu cháu Vàng A Sơn không được ăn cơm với thịt”. Đôi khi vì không hiểu hết phong tục, tập quán địa phương, không tìm hiểu hết hoàn cảnh gia đình người chơi; đặc biệt, với mong muốn câu chuyện trở nên lâm ly hơn, thu hút được nhiều người xem hơn…, người làm chương trình (ở đây là chương trình giải trí) đã tự ý đẩy câu chuyện đi quá xa hoặc làm cho độc giả, khán, thính giả và dư luận hiểu sai bản chất vụ việc.
Cũng qua câu chuyện này, một lần nữa câu hỏi “Cán bộ, đảng viên ở đâu trên không gian mạng” cần được nhắc lại.
Tại sao câu chuyện một học sinh tiểu học bán trú ở Lang Thíp Văn Yên “từ lâu không được ăn thịt và chỉ chan cơm với nước lã” được phát sóng trên truyền hình và lan truyền trên mạng xã hội mà hàng trăm cán bộ quản lý, hàng nghìn giáo viên, hàng vạn người dân thấy bức xúc, đều cho rằng sai sự thật… nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng?
Đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, giúp cộng đồng mạng xã hội và dư luận xã hội hiểu đúng sự thật, nắm rõ chủ trương, chính sách… không phải là những gì quá to tát, quá khó khăn và chắc chắn là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Lê Phiên
YênBái – Tại sao câu chuyện một học sinh trường tiểu học bán trú ở Lang Thíp, Văn Yên “từ lâu không được ăn thịt và chỉ chan cơm với nước lã” được phát sóng trên truyền hình và lan truyền trên mạng xã hội mà hàng trăm cán bộ quản lý, hàng nghìn giáo viên, hàng vạn người dân thấy bức xúc, đều cho rằng sai sự thật…?
Một bữa ăn của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp
|
Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện của em học sinh Vàng A Sơn, dân tộc Mông, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tham gia chương trình SUPER10 Siêu tài năng nhí (mùa 2) do HTV7 Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Madison media group sản xuất cuối năm 2021.
Điều đáng nói, một chi tiết khiến dư luận quan tâm trong câu chuyện này không phải là tài đánh quay của thí sinh Vàng A Sơn mà là thông tin, được đưa trên truyền hình và cả bài viết trên mạng xã hội dẫn lại, dẫn lời em nói là “từ lâu em không được ăn thịt”. “Đã từ lâu em không được ăn cơm với thịt. Bởi ở nhà, mỗi khi có tiền gia đình mới có thể mua rau về ăn chứ đừng nói tới nhớ được vị thịt”, “Với Vàng A Sơn, em đã quen chan cơm với nước lã thay cho canh rau. Không chỉ riêng em, đây là điều quen thuộc với các gia đình trong bản của em” – trích nội dung bài viết trên một số trang báo và lời thoại giữa Vàng A Sơn và người dẫn chương trình – Nghệ sỹ Trấn Thành.
Là người đã nhiều lần tới xã Lang Thíp và nhiều vùng quê khác của tỉnh Yên Bái, cá nhân người viết bài này hoàn toàn không tin một học sinh đang học tại trường dân tộc bán trú từ lâu đã “không được ăn cơm với thịt”, “không nhớ được vị thịt”… và câu hỏi đặt ra chính là: Nếu câu chuyện này là sự thật, cần xem xét việc nuôi dưỡng tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp, trách nhiệm của nhà trường và cấp uỷ, chính quyền địa phương…
Ngược lại, đây là câu chuyện sai sự thật thì chương trình Siêu tài năng nhí đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các thầy cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp cũng như cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Ngay sau khi phóng viên đưa câu chuyện và thắc mắc của mình lên trang Facebook cá nhân, nhiều người đã bày tỏ quan điểm: “Vì mục đích câu like nên người ta đã viết thế, nói thế” – một phụ huynh lên tiếng; ông Lê Văn Tạo- nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái nói: “Các nhà báo cần làm rõ việc này, các cháu đã đi học bán trú thì chắc chắn không có chuyện chỉ ăn cơm với nước lã”.
Chị Phương Thuỳ, công tác tại Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Trạm Tấu cho biết: Học sinh vùng cao đi học có chế độ ăn uống tại trường hẳn hoi, tay này (tác giả) viết lách không hiểu chủ trương, chính sách lại còn điêu”; Cô giáo Nguyễn Phương Thảo, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bày tỏ: “Viết lách như thế này người khác đọc không hiểu rất mang tiếng từ cao xuống thấp”…
Một bữa cơm của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp luôn đủ các món cơm, thịt, canh rau… (Hình ảnh chụp trong năm học 2021-2022)
Qua tìm hiểu, chúng tôi được thầy giáo Đinh Tiến Dũng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Cháu Vàng A Sơn là học sinh của Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021. Gia đình cháu ở tại thôn Liên Sơn, xã Lang Thíp, cha mẹ cháu đều là người dân tộc Mông, gia đình có mức sống trung bình, không phải hộ khó khăn.
Học sinh Vàng A Sơn cùng với nhiều học sinh người dân tộc thiểu số khác trong xã thuộc đối tượng được hưởng chế độ học sinh bán trú theo quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ. Theo đó, các cháu được ăn, ở tại trường, được thầy, cô chăm sóc, dạy dỗ chu đáo, các bữa ăn hằng ngày đều được nhà trường tính toán lựa chọn thay đổi món ăn hợp khẩu vị, đủ dinh dưỡng, ngoài cơm, bữa nào cũng có cá hoặc các loại thịt như: lợn, trâu, gà hoặc trứng, cùng với đậu và các loại rau củ quả tươi. Cuối tuần, học sinh được bố mẹ đón về nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật tại nhà cùng gia đình.
Được biết, không chỉ ở Lang Thíp, tại các trường tổ chức học bán trú trên địa bàn tỉnh, việc nuôi dưỡng là một trong những lĩnh vực được cấp uỷ, chính quyền, ngành giáo dục, y tế và các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, có cơ chế giám sát rất chặt chẽ, đảm bảo đủ định lượng, dinh dưỡng và nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trở lại câu chuyện đi thi “Siêu tài năng nhí”, cháu Vàng A Sơn có khả năng chơi giỏi trò chơi đánh quay (con quay tự chế bằng gỗ), một trò chơi truyền thống của người Mông thường được tổ chức chơi theo nhóm nhỏ vào dịp Tết cổ truyền. Gia đình Vàng A Sơn đã đăng ký cho cháu tham gia chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hò Chí Minh.
Tháng 3/2021, học sinh Vàng A Sơn đang học lớp 5 và được mời tham gia chương trình. “Việc đi thi là nguyện vọng của cá nhân và gia đình phụ huynh học sinh, nhà trường không tổ chức hoặc gợi ý cho học sinh tham gia” – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lang Thíp khẳng định..
Hiệu trưởng trường Tiểu học Lang Thíp Đinh Tiến Dũng cho biết thêm: Trong chương trình có những câu thoại giữa MC Trấn Thành cùng 02 nghệ sĩ khác làm giám khảo với thí sinh có các câu nhạy cảm: “Ăn cơm với nước lã…”; “Không nhớ bao nhiêu lâu được ăn thịt một lần”? “Mỗi khi có tiền thì bố mẹ mới mua rau về ăn”; “Ở độ tuổi của con lẽ ra phải được học hành, được ăn chơi”…
Thực tế, theo thói quen cũ, người dân tộc Mông, khi nói về các loại thức ăn như các loại thịt, cá, người ta gọi chung là “rau”, nên từ “rau” mà Vàng A Sơn trả lời trong chương trình: “Mỗi khi có tiền thì bố mẹ mới mua rau về ăn”, tức là mua “thịt” về ăn chứ không phải mua các loại rau thực vật về để ăn, vì các loại rau thực vật, gia đình có thể trồng hoặc đi thu hái về ăn, không phải mua. Nước lã mà em Sơn nói cần hiểu là nước trắng lấy từ khe suối, múc từ giếng đem về đun sôi, không pha (hãm) với loại thực phẩm khác như chè, đồng bào dân tộc vẫn quen gọi như vậy.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lang Thíp tổ chức gói bánh chưng và đón xuân vui tết Nguyên đán cho các em học sinh.
Có thể nói, qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn sự thật của câu chuyện “Từ lâu cháu Vàng A Sơn không được ăn cơm với thịt”. Đôi khi vì không hiểu hết phong tục, tập quán địa phương, không tìm hiểu hết hoàn cảnh gia đình người chơi; đặc biệt, với mong muốn câu chuyện trở nên lâm ly hơn, thu hút được nhiều người xem hơn…, người làm chương trình (ở đây là chương trình giải trí) đã tự ý đẩy câu chuyện đi quá xa hoặc làm cho độc giả, khán, thính giả và dư luận hiểu sai bản chất vụ việc.
Cũng qua câu chuyện này, một lần nữa câu hỏi “Cán bộ, đảng viên ở đâu trên không gian mạng” cần được nhắc lại.
Tại sao câu chuyện một học sinh tiểu học bán trú ở Lang Thíp Văn Yên “từ lâu không được ăn thịt và chỉ chan cơm với nước lã” được phát sóng trên truyền hình và lan truyền trên mạng xã hội mà hàng trăm cán bộ quản lý, hàng nghìn giáo viên, hàng vạn người dân thấy bức xúc, đều cho rằng sai sự thật… nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng?
Đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, giúp cộng đồng mạng xã hội và dư luận xã hội hiểu đúng sự thật, nắm rõ chủ trương, chính sách… không phải là những gì quá to tát, quá khó khăn và chắc chắn là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Lê Phiên