Tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản vẫn diễn biến phức tạp, nhất là cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng, chợ, khu công nghiệp.
Hiện trường vụ cháy tại số 4/17 đường Trần Quốc Thảo, khu phố 1, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
|
Trước diễn biến đó, để ngăn chặn, hạn chế “bà hỏa” gây họa, đáp ứng yêu cầu bảo vệ phát triển bền vững đất nước, Bộ Công an đang đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cũng như trang bị các phương tiện, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…
“Giặc lửa” đang ngày càng khó lường, nhất là khi tình hình kinh tế – xã hội phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng các công trình xây dựng ngày càng nhiều. Trong giai đoạn 2015-2019, cả nước đã xảy ra 17.844 vụ cháy, làm 433 người chết, 960 người bị thương, thiêu hủy tài sản trị giá gần 8.000 tỷ đồng, thiệt hại gần 9.600 ha rừng. Số liệu thống kê mới nhất của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07, Bộ Công an) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 848 vụ cháy, làm chết 41 người, bị thương 42 người; thiệt hại tài sản ước tính sơ bộ khoảng 415 tỷ đồng và gần 41 ha rừng. So với cùng kỳ năm 2021, thiệt hại về tài sản tăng gần 130 tỷ đồng.
Qua quá trình điều tra của lực lượng chức năng, nguyên nhân phần lớn các vụ cháy chủ yếu do sự cố hệ thống, thiết bị điện; do sơ xuất, bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; do sự cố kỹ thuật và do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy đã để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Hậu quả đáng tiếc đó có thể thấy rất rõ từ những vụ cháy kinh hoàng, để lại những hậu quả hết sức thương tâm. Điển hình như vụ cháy vào tháng 7/2017 làm 8 người chết tại xưởng bánh kem ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội; vụ cháy quán karaoke trên phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội vào tháng 11/2016 khiến 13 người chết; vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra vào tháng 3/2018 tại tòa nhà Carina Plaza, đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, khiến 13 người chết, 14 người bị thương; vụ cháy tòa nhà Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng 10 năm 2002 khiến 60 người thiệt mạng. Và mới đây, vụ cháy quán karaoke ở đường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội vào ngày 1/8 đã khiến 3 cán bộ, chiến sỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình cháy, nổ và yêu cầu bảo vệ phát triển bền vững đất nước, Bộ Công an đã xác định chiến lược trên mặt trận chống “giặc lửa”. Theo đó, cùng với việc nâng cao ý thức của mỗi người dân, hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về phòng cháy, chữa cháy thì Bộ Công an đã tiếp tục quan tâm, đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại phù hợp điều kiện Việt Nam để phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong nước cũng được khuyến khích.
Cách đây vài năm, Cục C07 đã được tiếp nhận 81 xe chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn các loại, gồm 18 xe chữa cháy cỡ lớn, 48 xe chữa cháy cỡ trung bình, 2 xe thang chữa cháy loại vươn thẳng, 6 xe thang chữa cháy loại cần trục, 7 xe cứu hộ, với mức đầu tư 502 tỷ đồng. Các phương tiện này đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy của châu Âu, Hàn Quốc và Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, phù hợp với cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Lực lượng cũng được tiếp nhận 300 camera phát hiện nhiệt với nhiều tính năng ưu việt như tìm kiếm, xác định vị trí người cần được cứu nạn, phát hiện nhiệt tại các địa hình, môi trường như đang xảy ra đám cháy lớn, có khói, khuất tầm nhìn…
Việc nghiên cứu, xây dựng mẫu trang phục chữa cháy đảm bảo những tiêu chí kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng được triển khai. Cục C07 đã nghiên cứu các tiêu chuẩn và mẫu thiết kế trang phục chữa cháy mới của các nước tiên tiến như Đức, Áo, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… từ đó đã thiết kế, sử dụng thí điểm bộ trang phục chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ PRO-FIRE-01 tại một số địa phương trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương.
Mới đây, thay vì cách báo cháy truyền thống là gọi điện đến số 114, Cục C07 triển khai hệ thống báo cháy, nổ, tai nạn qua app “Báo cháy 114”. Ứng dụng này giúp lực lượng xác minh được ngay các vụ cháy, nổ và tai nạn, sự cố là thật hay giả, vị trí chính xác địa điểm xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
Bộ Công an còn mở “Cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2021-2022”. Mục đích là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ trong lĩnh vực này, đồng thời tìm kiếm những sáng kiến, công trình khoa học có chất lượng tốt để ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả trong chống “giặc lửa”.
Kết quả là tại cuộc thi này năm nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm đa dạng như: Phương tiện bay không người lái chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; nghiên cứu, chế tạo dàn phóng chữa cháy; nghiên cứu phát triển thiết bị lặn không người lái dạng lai giữa ROV và AUV phục vụ cứu nạn, cứu hộ ngầm trên biển; nghiên cứu, chế tạo Dron cơ động ứng dụng trong công tác chữa cháy; nệm hơi và ống tuột cứu hộ chống cháy ứng dụng cứu nạn, cứu hộ trong sự cố cháy nhà cao tầng; quả cầu chữa cháy (QC-13); quả nổ chữa cháy tự động (dạng bọt)…
Bộ Công an đang triển khai Dự án “Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 299/QĐ-TTg ngày 25/2/2022).
Đặc biệt, cùng với Bộ Công an, cả hệ thống chính trị cũng nhận thức rõ việc áp dụng và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm giúp tăng cường sức mạnh ngăn chặn, phòng ngừa “giặc lửa” hoành hành.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận của Ban Bí thư đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Kế hoạch này nêu rõ việc triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, trong đó đẩy mạnh xây dựng, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và phát huy lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Tất cả những nỗ lực đó, như Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: Đó “là những chủ trương hoàn toàn chính xác, kịp thời để xác định các yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới”…
(Theo Tin tức)
Tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản vẫn diễn biến phức tạp, nhất là cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng, chợ, khu công nghiệp.
Hiện trường vụ cháy tại số 4/17 đường Trần Quốc Thảo, khu phố 1, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
|
Trước diễn biến đó, để ngăn chặn, hạn chế “bà hỏa” gây họa, đáp ứng yêu cầu bảo vệ phát triển bền vững đất nước, Bộ Công an đang đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cũng như trang bị các phương tiện, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…
“Giặc lửa” đang ngày càng khó lường, nhất là khi tình hình kinh tế – xã hội phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng các công trình xây dựng ngày càng nhiều. Trong giai đoạn 2015-2019, cả nước đã xảy ra 17.844 vụ cháy, làm 433 người chết, 960 người bị thương, thiêu hủy tài sản trị giá gần 8.000 tỷ đồng, thiệt hại gần 9.600 ha rừng. Số liệu thống kê mới nhất của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07, Bộ Công an) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 848 vụ cháy, làm chết 41 người, bị thương 42 người; thiệt hại tài sản ước tính sơ bộ khoảng 415 tỷ đồng và gần 41 ha rừng. So với cùng kỳ năm 2021, thiệt hại về tài sản tăng gần 130 tỷ đồng.
Qua quá trình điều tra của lực lượng chức năng, nguyên nhân phần lớn các vụ cháy chủ yếu do sự cố hệ thống, thiết bị điện; do sơ xuất, bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; do sự cố kỹ thuật và do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy đã để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Hậu quả đáng tiếc đó có thể thấy rất rõ từ những vụ cháy kinh hoàng, để lại những hậu quả hết sức thương tâm. Điển hình như vụ cháy vào tháng 7/2017 làm 8 người chết tại xưởng bánh kem ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội; vụ cháy quán karaoke trên phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội vào tháng 11/2016 khiến 13 người chết; vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra vào tháng 3/2018 tại tòa nhà Carina Plaza, đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, khiến 13 người chết, 14 người bị thương; vụ cháy tòa nhà Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng 10 năm 2002 khiến 60 người thiệt mạng. Và mới đây, vụ cháy quán karaoke ở đường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội vào ngày 1/8 đã khiến 3 cán bộ, chiến sỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình cháy, nổ và yêu cầu bảo vệ phát triển bền vững đất nước, Bộ Công an đã xác định chiến lược trên mặt trận chống “giặc lửa”. Theo đó, cùng với việc nâng cao ý thức của mỗi người dân, hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về phòng cháy, chữa cháy thì Bộ Công an đã tiếp tục quan tâm, đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại phù hợp điều kiện Việt Nam để phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong nước cũng được khuyến khích.
Cách đây vài năm, Cục C07 đã được tiếp nhận 81 xe chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn các loại, gồm 18 xe chữa cháy cỡ lớn, 48 xe chữa cháy cỡ trung bình, 2 xe thang chữa cháy loại vươn thẳng, 6 xe thang chữa cháy loại cần trục, 7 xe cứu hộ, với mức đầu tư 502 tỷ đồng. Các phương tiện này đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy của châu Âu, Hàn Quốc và Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, phù hợp với cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Lực lượng cũng được tiếp nhận 300 camera phát hiện nhiệt với nhiều tính năng ưu việt như tìm kiếm, xác định vị trí người cần được cứu nạn, phát hiện nhiệt tại các địa hình, môi trường như đang xảy ra đám cháy lớn, có khói, khuất tầm nhìn…
Việc nghiên cứu, xây dựng mẫu trang phục chữa cháy đảm bảo những tiêu chí kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng được triển khai. Cục C07 đã nghiên cứu các tiêu chuẩn và mẫu thiết kế trang phục chữa cháy mới của các nước tiên tiến như Đức, Áo, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… từ đó đã thiết kế, sử dụng thí điểm bộ trang phục chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ PRO-FIRE-01 tại một số địa phương trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương.
Mới đây, thay vì cách báo cháy truyền thống là gọi điện đến số 114, Cục C07 triển khai hệ thống báo cháy, nổ, tai nạn qua app “Báo cháy 114”. Ứng dụng này giúp lực lượng xác minh được ngay các vụ cháy, nổ và tai nạn, sự cố là thật hay giả, vị trí chính xác địa điểm xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
Bộ Công an còn mở “Cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2021-2022”. Mục đích là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ trong lĩnh vực này, đồng thời tìm kiếm những sáng kiến, công trình khoa học có chất lượng tốt để ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả trong chống “giặc lửa”.
Kết quả là tại cuộc thi này năm nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm đa dạng như: Phương tiện bay không người lái chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; nghiên cứu, chế tạo dàn phóng chữa cháy; nghiên cứu phát triển thiết bị lặn không người lái dạng lai giữa ROV và AUV phục vụ cứu nạn, cứu hộ ngầm trên biển; nghiên cứu, chế tạo Dron cơ động ứng dụng trong công tác chữa cháy; nệm hơi và ống tuột cứu hộ chống cháy ứng dụng cứu nạn, cứu hộ trong sự cố cháy nhà cao tầng; quả cầu chữa cháy (QC-13); quả nổ chữa cháy tự động (dạng bọt)…
Bộ Công an đang triển khai Dự án “Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 299/QĐ-TTg ngày 25/2/2022).
Đặc biệt, cùng với Bộ Công an, cả hệ thống chính trị cũng nhận thức rõ việc áp dụng và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm giúp tăng cường sức mạnh ngăn chặn, phòng ngừa “giặc lửa” hoành hành.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận của Ban Bí thư đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Kế hoạch này nêu rõ việc triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, trong đó đẩy mạnh xây dựng, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và phát huy lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Tất cả những nỗ lực đó, như Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: Đó “là những chủ trương hoàn toàn chính xác, kịp thời để xác định các yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới”…
(Theo Tin tức)