YênBái – Từ những nỗ lực của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh, thông qua các nguồn vốn vay, nhiều hộ hội viên, phụ nữ, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã có thêm cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn trao đổi với hội viên về sử dụng hiệu quả vốn vay.
|
>> Yên Bái quan tâm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Trước đây, chị Vừ Thị Vang, hội viên Chi hội Phụ nữ bản Trống Là, xã Hồ Bốn, (Mù Cang Chải) chỉ làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Được cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển các mô hình phát triển kinh tế, tổ hợp tác, chị Vang cũng muốn tìm hướng phát triển kinh tế gia đình nhưng còn nhiều đắn đo, một phần là do thiếu vốn.
“Năm 2020, tôi mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thông qua kênh tổ vay vốn do Hội LHPN xã quản lý 50 triệu đồng để đầu tư mua nguyên vật liệu, sắm sửa máy móc và quyết định thành lập tổ hợp tác dệt may thổ cẩm. Tôi học hỏi kinh nghiệm chị em ở các địa phương khác nên đến nay đã duy trì tổ hợp tác hoạt động hiệu quả” – chị Vang chia sẻ.
Từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm tổ hợp tác xuất được 1 nghìn đến 5 nghìn mét vải lanh và 400 các mặt hàng như váy, áo xuất sang nước ngoài và các tỉnh lân cận như Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình. Có thêm đồng vốn, chị Vang cùng gia đình còn mở rộng vườn trồng mận đỏ với diện tích 1 ha, khoảng gần 500 cây mận để tăng thêm thu nhập. Bình quân mỗi năm gia đình chị có thu nhập trên 450 – 500 triệu đồng.
Từ 50 triệu đồng nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên qua tổ chức Hội Phụ nữ cùng với số vốn nhỏ của gia đình cũng đã giúp chị Vũ Thị Linh Nhâm, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Nghĩa Dũng, xã Lang Thíp (Văn Yên) bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2012 bằng việc thu mua nhỏ lẻ các sản phẩm từ quế…
Đến năm 2019 – 2020, chị cùng gia đình thành lập được tổ hợp tác xã chế biến nông, lâm sản, mở xưởng, xây dựng vườn ươm quế giống… Đến nay, thu nhập bình quân của gia đình chị đạt từ 1 – 2 tỷ đồng/năm.
>>Nội dung đối thoại trực tiếp lãnh đạo tỉnh Yên Bái với phụ nữ
Còn đối với chị Nguyễn Kim Oanh, hội viên Chi hội Phụ nữ tổ 5, phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) từ năm 2013 đã tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH thông qua tổ chức Hội Phụ nữ và được vay số vốn 30 triệu đồng, đến nay đã được vay với mức tối đa là 90 triệu đồng để đầu tư vào cửa hiệu may quần áo tại gia đình.
Ban đầu, chỉ là một quán nhỏ, một mình chị làm với thu nhập 2 – 3 triệu đồng/tháng. Bốn, năm năm trở lại đây, nhờ tay nghề lâu năm và có kinh nghiệm lấy các hàng về may gia công ở nhà, chị Oanh đã có được những mối đặt hàng may gia công với số lượng lớn. Dần dần, chị mở được một cơ sở may mặc, thành lập được tổ hợp tác may mặc, tạo việc làm cho từ 8 đến 10 chị em với thu nhập ổn định của mỗi nhân công đạt từ 6 – 7 triệu đồng/tháng/người.
Tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng giúp phụ nữ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, vươn lên khá, giàu. Vì vậy, hoạt động hỗ trợ phụ nữ có nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh luôn được các cấp Hội Phụ nữ chú trọng, có nhiều giải pháp sáng tạo và đạt kết quả nổi bật, đáp ứng nhu cầu đa dạng của hội viên.
Trong những năm qua, nhằm tạo điều kiện về vốn cho chị em, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH cùng cấp thực hiện Nghị định số 78/2002/CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…
“Đặc biệt, nhận thức sâu sắc giá trị nguồn vốn chính sách đối với các hộ nghèo, vùng khó khăn để giúp họ thay đổi cuộc sống, các cấp Hội luôn xác định hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH là một nhiệm vụ chính trị quan trọng phải tập trung chỉ đạo bằng tình cảm, trách nhiệm với phụ nữ nghèo, nhất là đối với vùng khó khăn” – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Thị Đóa chia sẻ.
Tại thời điểm tháng 3/2023, tổng dư nợ ủy thác thông qua Ngân hàng CSXH của các cấp Hội là 1.335 tỷ đồng, với 26.619 hộ vay tại 745 tổ tiết kiệm và vay vốn, nợ quá hạn 0,06%. Hội đã tổ chức ký Chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và Chi nhánh Bắc Yên Bái về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ và triển khai đến các cấp hội, đến nay tổng dư nợ là 221 tỷ đồng cho 1.689 hộ vay vốn.
Nỗ lực của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh cùng với chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn vay và ý thức trách nhiệm cao trong hoàn trả của hội viên, phụ nữ, nguồn vốn vay cho phụ nữ ngày càng được mở rộng, tiếp thêm nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Thu Hạnh
YênBái – Từ những nỗ lực của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh, thông qua các nguồn vốn vay, nhiều hộ hội viên, phụ nữ, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã có thêm cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn trao đổi với hội viên về sử dụng hiệu quả vốn vay.
|
>> Yên Bái quan tâm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Trước đây, chị Vừ Thị Vang, hội viên Chi hội Phụ nữ bản Trống Là, xã Hồ Bốn, (Mù Cang Chải) chỉ làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Được cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển các mô hình phát triển kinh tế, tổ hợp tác, chị Vang cũng muốn tìm hướng phát triển kinh tế gia đình nhưng còn nhiều đắn đo, một phần là do thiếu vốn.
“Năm 2020, tôi mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thông qua kênh tổ vay vốn do Hội LHPN xã quản lý 50 triệu đồng để đầu tư mua nguyên vật liệu, sắm sửa máy móc và quyết định thành lập tổ hợp tác dệt may thổ cẩm. Tôi học hỏi kinh nghiệm chị em ở các địa phương khác nên đến nay đã duy trì tổ hợp tác hoạt động hiệu quả” – chị Vang chia sẻ.
Từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm tổ hợp tác xuất được 1 nghìn đến 5 nghìn mét vải lanh và 400 các mặt hàng như váy, áo xuất sang nước ngoài và các tỉnh lân cận như Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình. Có thêm đồng vốn, chị Vang cùng gia đình còn mở rộng vườn trồng mận đỏ với diện tích 1 ha, khoảng gần 500 cây mận để tăng thêm thu nhập. Bình quân mỗi năm gia đình chị có thu nhập trên 450 – 500 triệu đồng.
Từ 50 triệu đồng nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên qua tổ chức Hội Phụ nữ cùng với số vốn nhỏ của gia đình cũng đã giúp chị Vũ Thị Linh Nhâm, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Nghĩa Dũng, xã Lang Thíp (Văn Yên) bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2012 bằng việc thu mua nhỏ lẻ các sản phẩm từ quế…
Đến năm 2019 – 2020, chị cùng gia đình thành lập được tổ hợp tác xã chế biến nông, lâm sản, mở xưởng, xây dựng vườn ươm quế giống… Đến nay, thu nhập bình quân của gia đình chị đạt từ 1 – 2 tỷ đồng/năm.
>>Nội dung đối thoại trực tiếp lãnh đạo tỉnh Yên Bái với phụ nữ
Còn đối với chị Nguyễn Kim Oanh, hội viên Chi hội Phụ nữ tổ 5, phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) từ năm 2013 đã tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH thông qua tổ chức Hội Phụ nữ và được vay số vốn 30 triệu đồng, đến nay đã được vay với mức tối đa là 90 triệu đồng để đầu tư vào cửa hiệu may quần áo tại gia đình.
Ban đầu, chỉ là một quán nhỏ, một mình chị làm với thu nhập 2 – 3 triệu đồng/tháng. Bốn, năm năm trở lại đây, nhờ tay nghề lâu năm và có kinh nghiệm lấy các hàng về may gia công ở nhà, chị Oanh đã có được những mối đặt hàng may gia công với số lượng lớn. Dần dần, chị mở được một cơ sở may mặc, thành lập được tổ hợp tác may mặc, tạo việc làm cho từ 8 đến 10 chị em với thu nhập ổn định của mỗi nhân công đạt từ 6 – 7 triệu đồng/tháng/người.
Tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng giúp phụ nữ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, vươn lên khá, giàu. Vì vậy, hoạt động hỗ trợ phụ nữ có nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh luôn được các cấp Hội Phụ nữ chú trọng, có nhiều giải pháp sáng tạo và đạt kết quả nổi bật, đáp ứng nhu cầu đa dạng của hội viên.
Trong những năm qua, nhằm tạo điều kiện về vốn cho chị em, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH cùng cấp thực hiện Nghị định số 78/2002/CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…
“Đặc biệt, nhận thức sâu sắc giá trị nguồn vốn chính sách đối với các hộ nghèo, vùng khó khăn để giúp họ thay đổi cuộc sống, các cấp Hội luôn xác định hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH là một nhiệm vụ chính trị quan trọng phải tập trung chỉ đạo bằng tình cảm, trách nhiệm với phụ nữ nghèo, nhất là đối với vùng khó khăn” – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Thị Đóa chia sẻ.
Tại thời điểm tháng 3/2023, tổng dư nợ ủy thác thông qua Ngân hàng CSXH của các cấp Hội là 1.335 tỷ đồng, với 26.619 hộ vay tại 745 tổ tiết kiệm và vay vốn, nợ quá hạn 0,06%. Hội đã tổ chức ký Chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và Chi nhánh Bắc Yên Bái về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ và triển khai đến các cấp hội, đến nay tổng dư nợ là 221 tỷ đồng cho 1.689 hộ vay vốn.
Nỗ lực của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh cùng với chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn vay và ý thức trách nhiệm cao trong hoàn trả của hội viên, phụ nữ, nguồn vốn vay cho phụ nữ ngày càng được mở rộng, tiếp thêm nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Thu Hạnh