YênBái – Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân – Giám đốc Sở Y tế Yên Bái trao đổi với phóng viên (PV) Báo Yên Bái về sự nguy hiểm của virus Adeno và những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.
Ảnh minh họa Internet.
|
– Được biết, đến nay Bệnh viện Nhi trung ương đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong do virus Adeno. Vậy, xin đồng chí cho biết rõ hơn về loại virus này?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Bệnh do vi rút Adeno thuộc nhóm B theo qui định trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do vi rút Adeno là bệnh cấp tính với hội chứng lâm sàng đa dạng.
Các tổn thương thường gặp nhất do mắc vi rút Adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,… Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được.
Tuy nhiên, do bệnh dễ lây và lây lan nhanh trong cộng đồng cũng như dễ nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm thông thường, sẽ gây chủ quan. Nếu phát hiện muộn, bệnh chuyển nặng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vi rút Adeno có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Trong đó, hay gặp nhất là trẻ em (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi), người cao tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.
Bệnh do vi rút Adeno gây ra xuất hiện quanh năm, lưu hành rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè hoặc Thu – Đông.
– Bác sỹ có thể cho biết cơ chế lây truyền của Virus Adeno?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Vi rút Adeno chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, qua giọt bắn đường hô hấp giữa người với người.
Bệnh còn có thể lây qua niêm mạc khi niêm mạc tiếp xúc với nước bị ô nhiễm ví dụ như khi bơi lội hoặc tắm rửa bằng nước bị ô nhiễm, ngoài ra bệnh có thể lây truyền khi sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8-12 ngày.
– Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh ra sao để chủ động và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch thưa bác sỹ?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Trước tình hình ở một số tỉnh/thành trong cả nước gia tăng số ca bệnh nhiễm vi rút Adeno thời gian gần đây, để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, giám sát các ổ dịch do vi rút Adeno, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo; hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về nguy cơ nhiễm bệnh và tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh; không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tuyên tuyền, hướng dẫn cho cán bộ y tế các tuyến về dấu hiệu bệnh chuyển nặng để có giải pháp điều trị, cấp cứu kịp thời.
Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh do vi rút Adeno trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nguy cơ, trong đó tập trung vào các nội dung khuyến cáo phòng chống lây nhiễm (thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch…).
– Thưa bác sỹ, điều gì là quan trọng nhất trong phòng chống Virus Adeno?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Hiện tại ở Việt Nam, chưa có vắc xin phòng ngừa vi rút Adeno, do vậy, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cụ thể như: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh… theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của Bộ Y tế.
– Trước sự nguy hiểm của virus Adeno, ngành y tế Yên Bái có những khuyến cáo phòng bệnh ra sao thưa bác sỹ?
Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Trước sự nguy hiểm của virus Adeno, ngành y tế Yên Bái khuyến cáo người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn mặt và thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng; Đảm bảo nguồn nước sạch đủ dùng cho sinh hoạt; đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng;
Đối với trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin để phòng các bệnh nhiễm trùng đó; Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp như: khó thở khò khè, tím tái môi, đầu chi, mệt lả, sốt cao…, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
– Xin cảm ơn bác sỹ!
Thành Trung
(thực hiện)
YênBái – Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân – Giám đốc Sở Y tế Yên Bái trao đổi với phóng viên (PV) Báo Yên Bái về sự nguy hiểm của virus Adeno và những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.
Ảnh minh họa Internet.
|
– Được biết, đến nay Bệnh viện Nhi trung ương đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong do virus Adeno. Vậy, xin đồng chí cho biết rõ hơn về loại virus này?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Bệnh do vi rút Adeno thuộc nhóm B theo qui định trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do vi rút Adeno là bệnh cấp tính với hội chứng lâm sàng đa dạng.
Các tổn thương thường gặp nhất do mắc vi rút Adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,… Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được.
Tuy nhiên, do bệnh dễ lây và lây lan nhanh trong cộng đồng cũng như dễ nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm thông thường, sẽ gây chủ quan. Nếu phát hiện muộn, bệnh chuyển nặng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vi rút Adeno có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Trong đó, hay gặp nhất là trẻ em (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi), người cao tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.
Bệnh do vi rút Adeno gây ra xuất hiện quanh năm, lưu hành rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè hoặc Thu – Đông.
– Bác sỹ có thể cho biết cơ chế lây truyền của Virus Adeno?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Vi rút Adeno chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, qua giọt bắn đường hô hấp giữa người với người.
Bệnh còn có thể lây qua niêm mạc khi niêm mạc tiếp xúc với nước bị ô nhiễm ví dụ như khi bơi lội hoặc tắm rửa bằng nước bị ô nhiễm, ngoài ra bệnh có thể lây truyền khi sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8-12 ngày.
– Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh ra sao để chủ động và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch thưa bác sỹ?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Trước tình hình ở một số tỉnh/thành trong cả nước gia tăng số ca bệnh nhiễm vi rút Adeno thời gian gần đây, để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, giám sát các ổ dịch do vi rút Adeno, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo; hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về nguy cơ nhiễm bệnh và tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh; không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tuyên tuyền, hướng dẫn cho cán bộ y tế các tuyến về dấu hiệu bệnh chuyển nặng để có giải pháp điều trị, cấp cứu kịp thời.
Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh do vi rút Adeno trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nguy cơ, trong đó tập trung vào các nội dung khuyến cáo phòng chống lây nhiễm (thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch…).
– Thưa bác sỹ, điều gì là quan trọng nhất trong phòng chống Virus Adeno?
– Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Hiện tại ở Việt Nam, chưa có vắc xin phòng ngừa vi rút Adeno, do vậy, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cụ thể như: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh… theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của Bộ Y tế.
– Trước sự nguy hiểm của virus Adeno, ngành y tế Yên Bái có những khuyến cáo phòng bệnh ra sao thưa bác sỹ?
Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân: Trước sự nguy hiểm của virus Adeno, ngành y tế Yên Bái khuyến cáo người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn mặt và thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng; Đảm bảo nguồn nước sạch đủ dùng cho sinh hoạt; đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng;
Đối với trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin để phòng các bệnh nhiễm trùng đó; Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp như: khó thở khò khè, tím tái môi, đầu chi, mệt lả, sốt cao…, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
– Xin cảm ơn bác sỹ!
Thành Trung
(thực hiện)