YênBái – Qua rà soát, thành phố có 269 cơ sở sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường được đưa vào Đề án xử lý, di dời.
Lãnh đạo phường Nam Cường, thành phố Yên Bái kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn.
|
Thành phố Yên Bái hiện có 2 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp, 7 cơ sở khai thác khoáng sản, 4 trang trại chăn nuôi tập trung, 25 cơ sở dịch vụ y tế, 20 cơ sở sửa chữa ô tô, 3 cơ sở chế biến khoáng sản, 25 cơ sở chế biến nông, lâm sản và 15 cơ sở thuộc làng nghề sản xuất miến đao có tác động ảnh hưởng đến môi trường.
Thực hiện “Đề án xử lý, di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2021- 2025”, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị, ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, xã, phường triển khai thực hiện.
Qua rà soát, có 269 cơ sở SXKD có tác động đến môi trường được đưa vào Đề án xử lý, di dời. Trong đó, 4 cơ sở gia công cơ khí phát sinh ô nhiễm chủ yếu là tiếng ồn, bụi sắt, mùi sơn; 5 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ô nhiễm nước thải, 22 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ dân dụng, nội thất ô nhiễm tiếng ồn, bụi, khí thải, 7 cơ sở sản xuất mộc dân dụng phát sinh ô nhiễm chủ yếu là tiếng ồn, bụi, mùi sơn, khói trong quá trình đốt chất thải; 15 cơ sở sản xuất nhôm kính ô nhiễm tiếng ồn, bụi sặt, chất thải rắn.
UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp cùng UBND các xã, phường tiến hành gặp gỡ, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý môi trường đảm bảo theo quy định. Các cơ sở đã chủ động, tích cực đầu tư thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khói, mùi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
UBND các xã, phường đã tổ chức “Ngày thứ Bảy cùng dân” với nhiều hoạt động bảo vệ môi trường; vận động nhân dân tích cực hưởng ứng xây dựng các mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”… đưa các tiêu chí về môi trường vào hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố để đánh giá tiêu chuẩn văn hóa và xây dựng nông thôn mới.
Thành lập 15 tổ kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở SXKD chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, bổ sung các biện pháp xử lý môi trường đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm như: xây dựng hệ thống thoát nước mặt tại các điểm tập kết vật liệu; lắp đặt chụp hút bụi, hút mùi; xây dựng bể biogas xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường…
Sau hai năm thực hiện Đề án, thành phố đã xử lý được 246/269 cơ sở, bằng 90% kế hoạch; hướng dẫn cho 100% các cơ sở SXKD ký cam kết bảo vệ môi trường. Thành phố đã triển khai lập phương án quy hoạch đối với Cụm công nghiệp Hợp Minh với diện tích 30 ha; tiến hành giải phóng mặt bằng mở rộng Cụm công nghiệp Âu Lâu từ 50,38 ha lên 75 ha để tạo điều kiện di dời các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp.
Việc xử lý các cơ sở sản xuất có tác động đến môi trường và gây ô nhiễm môi trường đã đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhân dân và đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững cho thành phố.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thành phố cũng gặp một số khó khăn trong việc di dời các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường vào 2 cụm công nghiệp do cơ bản đã được lấp đầy; việc đầu tư hệ thống, thiết bị, hạ tầng để xử lý môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở tại cụm công nghiệp còn hạn chế, chưa quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp.
Các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông SXKD nhỏ không phù hợp quy hoạch nằm xen kẽ trong khu dân cư, hạn chế về mặt bằng, hệ thống xử lý nước thải còn sơ sài nên vẫn còn phát sinh mùi ảnh hưởng tới môi trường.
Để tiếp tục thực hiện tốt việc xử lý, di dời các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho các cơ sở; quan tâm xử lý việc gây ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ở khu dân cư.
Chủ động, phối hợp với các phòng, ban, cơ quan chức năng tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường. Đối với UBND các xã, phường xây dựng phương án xử lý dứt điểm 100% cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường đã được phê duyệt tại Đề án; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường; kịp thời phát hiện, báo cáo cơ quan chức năng để xử lý các trường hợp vi phạm không thuộc thẩm quyền.
Mạnh Cường
YênBái – Qua rà soát, thành phố có 269 cơ sở sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường được đưa vào Đề án xử lý, di dời.
Lãnh đạo phường Nam Cường, thành phố Yên Bái kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn.
|
Thành phố Yên Bái hiện có 2 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp, 7 cơ sở khai thác khoáng sản, 4 trang trại chăn nuôi tập trung, 25 cơ sở dịch vụ y tế, 20 cơ sở sửa chữa ô tô, 3 cơ sở chế biến khoáng sản, 25 cơ sở chế biến nông, lâm sản và 15 cơ sở thuộc làng nghề sản xuất miến đao có tác động ảnh hưởng đến môi trường.
Thực hiện “Đề án xử lý, di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2021- 2025”, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị, ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, xã, phường triển khai thực hiện.
Qua rà soát, có 269 cơ sở SXKD có tác động đến môi trường được đưa vào Đề án xử lý, di dời. Trong đó, 4 cơ sở gia công cơ khí phát sinh ô nhiễm chủ yếu là tiếng ồn, bụi sắt, mùi sơn; 5 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ô nhiễm nước thải, 22 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ dân dụng, nội thất ô nhiễm tiếng ồn, bụi, khí thải, 7 cơ sở sản xuất mộc dân dụng phát sinh ô nhiễm chủ yếu là tiếng ồn, bụi, mùi sơn, khói trong quá trình đốt chất thải; 15 cơ sở sản xuất nhôm kính ô nhiễm tiếng ồn, bụi sặt, chất thải rắn.
UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp cùng UBND các xã, phường tiến hành gặp gỡ, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý môi trường đảm bảo theo quy định. Các cơ sở đã chủ động, tích cực đầu tư thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khói, mùi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
UBND các xã, phường đã tổ chức “Ngày thứ Bảy cùng dân” với nhiều hoạt động bảo vệ môi trường; vận động nhân dân tích cực hưởng ứng xây dựng các mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”… đưa các tiêu chí về môi trường vào hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố để đánh giá tiêu chuẩn văn hóa và xây dựng nông thôn mới.
Thành lập 15 tổ kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở SXKD chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, bổ sung các biện pháp xử lý môi trường đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm như: xây dựng hệ thống thoát nước mặt tại các điểm tập kết vật liệu; lắp đặt chụp hút bụi, hút mùi; xây dựng bể biogas xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường…
Sau hai năm thực hiện Đề án, thành phố đã xử lý được 246/269 cơ sở, bằng 90% kế hoạch; hướng dẫn cho 100% các cơ sở SXKD ký cam kết bảo vệ môi trường. Thành phố đã triển khai lập phương án quy hoạch đối với Cụm công nghiệp Hợp Minh với diện tích 30 ha; tiến hành giải phóng mặt bằng mở rộng Cụm công nghiệp Âu Lâu từ 50,38 ha lên 75 ha để tạo điều kiện di dời các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp.
Việc xử lý các cơ sở sản xuất có tác động đến môi trường và gây ô nhiễm môi trường đã đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhân dân và đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững cho thành phố.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thành phố cũng gặp một số khó khăn trong việc di dời các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường vào 2 cụm công nghiệp do cơ bản đã được lấp đầy; việc đầu tư hệ thống, thiết bị, hạ tầng để xử lý môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở tại cụm công nghiệp còn hạn chế, chưa quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp.
Các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông SXKD nhỏ không phù hợp quy hoạch nằm xen kẽ trong khu dân cư, hạn chế về mặt bằng, hệ thống xử lý nước thải còn sơ sài nên vẫn còn phát sinh mùi ảnh hưởng tới môi trường.
Để tiếp tục thực hiện tốt việc xử lý, di dời các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho các cơ sở; quan tâm xử lý việc gây ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ở khu dân cư.
Chủ động, phối hợp với các phòng, ban, cơ quan chức năng tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường. Đối với UBND các xã, phường xây dựng phương án xử lý dứt điểm 100% cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường đã được phê duyệt tại Đề án; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường; kịp thời phát hiện, báo cáo cơ quan chức năng để xử lý các trường hợp vi phạm không thuộc thẩm quyền.
Mạnh Cường