YênBái – Năm 2018, Yên Bái là 1 trong 12 tỉnh trên cả nước được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lựa chọn thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
Ảnh: Nguồn Internet.
|
>> Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 – nhìn từ Yên Bái
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chăm lo cho các “tế bào” khỏe mạnh
Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào có khỏe mạnh thì xã hội mới phát triển. Vì thế, công tác gia đình và xây dựng gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng để xây dựng một xã hội tiến bộ, giàu mạnh, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước như Luật Hôn nhân – Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đây là một nhiệm vụ công tác được xác định có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức, hành động của mỗi cá nhân, mỗi người trong nỗ lực, trách nhiệm xây dựng gia đình. Trong các gia đình Việt Nam, người phụ nữ được coi là “người giữ lửa”.
Các cấp hội phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh tích cực tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên về công tác xây dựng gia đình, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã thành lập mới 385 câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, 43 “Chi hội phụ nữ hạnh phúc”. Đặc biệt, tổ chức hội luôn quan tâm hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nhất là nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh đã xây dựng Tiêu chí tạm thời đánh giá “Gia đình hạnh phúc”, “Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, “Xã, phường, thị trấn hạnh phúc”.
Các địa phương đã lựa chọn 208 thôn, bản, tổ dân phố để triển khai xây dựng mô hình thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc, qua đó nhân rộng các phong trào, mô hình, cách làm hay, thiết thực trong công tác gia đình và xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái duy trì và nhân rộng trên 100 “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”, 980 “Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững”, 760 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 1.364 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, 173 đường dây nóng về phòng chống bạo lực gia đình, trên 200 câu lạc bộ khác liên quan đến gia đình như: “5 không, 3 sạch”, không sinh con thứ 3, phụ nữ nuôi dạy con tốt…
Chủ động thích ứng, thúc đẩy phát triển
Khi xã hội phát triển, mỗi gia đình chịu nhiều thay đổi và tác động chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen. Nhìn nhận từ Yên Bái, tác động này cũng không ngoại lệ. Công cuộc đổi mới đất nước, quê hương suốt 37 năm qua đã mang lại thành tựu quan trọng, tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân Việt Nam, cho nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng theo đó ngày càng nâng cao chất lượng. Là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc cho nhân dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Yên Bái cho thấy nỗ lực, quyết tâm chính trị mạnh mẽ vì mục tiêu lớn lao: tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.
Cụ thể hóa mục tiêu đó và thể hiện bằng hành động thực tế, một trong những kết quả nổi bật của tỉnh Yên Bái theo số liệu thống kê năm 2022 là tuổi thọ bình quân của người dân đạt 73,9 tuổi, cao hơn tuổi thọ bình quân của cả nước là trên 73 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2022 đã giảm 5,05% đồng nghĩa có thêm nhiều gia đình no cơm, ấm áp, ổn định cuộc sống.
Cùng với tuổi thọ bình quân tăng cao, tình trạng già hóa dân số đặt ra đòi hỏi Yên Bái phải chủ động giải quyết các vấn đề trong tương lai về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đảm bảo mức sinh, nguồn lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, vấn đề trọng nam khinh nữ, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số… cần rất nhiều sự nỗ lực, trách nhiệm, chung sức, phối hợp giải quyết hiệu quả.
Chưa kể tính bền vững của các giá trị văn hóa, các giá trị truyền thống của gia đình cũng đứng trước nhiều thách thức trong xã hội hiện đại. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia, sự xuất hiện của các loại hình gia đình mới đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống xã hội, thực tiễn cuộc sống nên cũng cần có quan điểm, chính sách phù hợp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, trong từng thời điểm và giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng đều phải tập trung giải quyết các vấn đề về gia đình, về xây dựng gia đình. Quá trình giải quyết các vấn đề chính là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ trong mỗi gia đình cũng như cả cộng đồng, cả xã hội.
Xây dựng gia đình trong tình hình mới
Không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về công tác gia đình và xây dựng gia đình là mục tiêu đề ra của Yên Bái. Thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 11/8/2022 về triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đây cũng là cụ thể hóa việc thực hiện Quyết định số 979/QĐ-VHTTDL ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025, Công văn số 1850/BVHTTDL-GĐ ngày 27/5/2022 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình năm 2022 đồng thời góp phần thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
>> Yên Bái: Sản phẩm đến từ triết lý hạnh phúc
Bộ tiêu chí gồm 5 nội dung chính: tiêu chí ứng xử chung “Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ”; tiêu chí ứng xử của vợ, chồng “Chung thủy, nghĩa tình”; tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu “Gương mẫu, yêu thương”; tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà “Hiếu thảo, lễ phép”; tiêu chí ứng xử của anh, chị, em “Hòa thuận, chia sẻ”.
Trước đó, năm 2018, Yên Bái là 1 trong 12 tỉnh trên cả nước được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lựa chọn thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Tỉnh Yên Bái đã chọn 2 xã Xuân Ái, Lâm Giang của huyện Văn Yên để triển khai thực hiện thí điểm.
Trên cơ sở đó, mỗi xã lựa chọn 2 thôn có loại hình gia đình trẻ, gia đình trung niên, gia đình cao tuổi; đại diện cho nhóm nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc… trong đó ưu tiên lựa chọn thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết quả thí điểm tại 2 địa phương này cho thấy có sự thay đổi tích cực, rõ nét trong mỗi cá nhân, trong mỗi gia đình, trong cả cộng đồng về ý thức, nhận thức, trách nhiệm xây dựng gia đình. Đây là cơ sở quan trọng, kinh nghiệm quý báu để Yên Bái triển khai thực hiện Kế hoạch số 180.
Để thực hiện hiệu quả, Yên Bái huy động sự vào cuộc của toàn xã hội và phấn đấu đến năm 2025, có 70% số hộ đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Mục tiêu hướng tới là giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, lối sống trong gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình trong tình hình mới.
Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh là nền tảng quan trọng, vững chắc xây dựng một xã hội, một đất nước, một quốc gia phát triển phồn vinh, bền vững. “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại” như Đảng ta khẳng định là như vậy. Vấn đề này cũng bởi thế trở thành mối quan tâm, cần cả cộng đồng, toàn xã hội và tất cả mọi người đồng lòng dựng xây.
Lịch sử Ngày Quốc tế Gia đình
Năm 1983, Hội đồng Kinh tế và Xã hội theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại Kỳ họp thứ 28 thông qua Nghị quyết 1984/23 về vai trò của gia đình trong quá trình phát triển, trong đó nhấn mạnh mục tiêu “thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách và công chúng hiểu rõ hơn về những vấn đề và nhu cầu của gia đình cũng như các phương tiện hiệu quả để đối phó với những vấn đề đó”.
Ngày 29/5/1985, trong Nghị quyết 1985/29, Hội đồng Kinh tế và Xã hội đã trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét trong chương trình nghị sự một mục mang tên “Các gia đình trong quá trình phát triển” nhằm bắt đầu một quá trình phát triển nhận thức toàn cầu về những vấn đề liên quan tới gia đình.
Ngày 7/12/1987, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại Kỳ họp thứ 30 và cũng của chính Ủy ban này tại phiên họp chính thức đầu tiên năm 1987 (Nghị quyết 1987/42 ngày 28/5/1987), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 42/134, trong đó kêu gọi “tất cả các quốc gia đưa ra ý kiến về việc kỷ niệm một năm quốc tế về gia đình”.
Đại hội đồng cũng yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc “công bố, tại phiên họp thứ 43, một bản báo cáo chi tiết, xây dựng dựa trên các đánh giá và đề xuất của các chính phủ thành viên, liên quan đến việc kỷ niệm một năm quốc tế gia đình và các phương tiện khác để cải thiện tình hình, vật chất của gia đình và nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các nỗ lực chung của thế giới nhằm ủng hộ các tiến bộ và sự phát triển trong lĩnh vực xã hội”.
Năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc trong Nghị quyết 47/237 đã quyết định lấy ngày 15-5 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình với mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề gia đình và tăng cường khả năng của các quốc gia trong việc thực hiện các chính sách toàn diện về những vấn đề liên quan đến gia đình.
|
NỀN TẢNG CỦA HẠNH PHÚC
Gia đình là nơi hiện hữu và hài hòa các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cháu, ông bà… liên kết với nhau bằng tình cảm và huyết thống. Đó là tổ ấm vật chất và tinh thần thân thiết, thiêng liêng và cao cả. Nơi ấy mọi thành viên đều tìm thấy sự bình yên, tình yêu thương, niềm hạnh phúc, lòng kính trọng và đức hy sinh.
Năm 2022, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, trong đó tiêu chí ứng xử chung là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ. Bộ tiêu chí được xây dựng trên những ứng xử chung trong gia đình người Việt đã có tác động mạnh mẽ đến mỗi thành viên trong gia đình, đó chính là nền tảng để xây dựng gia đình hạnh phúc. Song, ở mỗi gia đình lại có những cách biểu đạt khác nhau.
Gia đình bà Đỗ Thị Vân, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái luôn đề cao yêu thương, thấu hiểu, bình đẳng, chia sẻ và đoàn kết.
Gia đình bà Đỗ Thị Vân, 66 tuổi ở tổ dân phố Phúc An, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái luôn tâm niệm nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc phải bắt đầu từ yêu thương, thấu hiểu, bình đẳng, chia sẻ và đoàn kết. Bà Vân chia sẻ: “Ngày trước, chúng tôi không gọi tên được điều ấy vì truyền thống gia đình từ trên xuống dưới, từ trước tới nay đều đối đãi với nhau như vậy. Điều đó đã thấm vào mỗi thành viên trong gia đình ngay từ lúc nhỏ để trưởng thành rồi dạy lại cho con cháu”.
Có lẽ do đó chẳng bao giờ trong gia đình bà xảy ra to tiếng, xích mích giữa các thành viên dù gia đình ba thế hệ gồm bà, con trai, con dâu và các cháu. Nguyên tắc trong gia đình bà Vân là mọi việc tranh luận của người lớn không bao giờ được thực hiện trước mặt con trẻ. Hơn nữa, với bà Vân không bao giờ tham gia vào cuộc tranh luận của vợ chồng con trai.
Bà tâm sự: “Tôi không bênh con trai. Khi vợ chồng chúng có chuyện, tôi để lắng xuống vài hôm, rồi tranh thủ nói chuyện riêng với từng đứa phân tích để chúng thấu hiểu nhau và sửa đổi cho phù hợp”.
Anh Nguyễn Việt Dũng – con trai bà Vân công tác tại một cơ quan nhà nước, còn chị Lê Thị Hậu vợ của anh làm việc tại một công ty nước ngoài nên giờ giấc làm việc có chênh nhau, song anh Dũng luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ vợ trong việc nhà và chăm sóc các con.
Anh Dũng cho biết: “Phụ nữ cũng phải ra ngoài kiếm tiền như mình, hà cớ gì mà việc nhà lại chỉ là của vợ. Cô ấy bận, tôi sẵn sàng nấu cơm, rửa bát, đưa đón con đi học, quán xuyến việc nhà. Khi cô ấy trở về thì mọi việc xong xuôi sẽ có nhiều thời gian nói chuyện với con gái đang tuổi lớn rất cần mẹ. Đặc biệt, chia sẻ với vợ để cô ấy hiểu tình cảm của chồng, cũng là động lực cho cô ấy tiếp tục cố gắng vì gia đình”.
Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình. Nó không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Theo các chuyên gia nguyên tắc ứng xử cốt lõi trong gia đình là yêu thương, bình đẳng, tôn trọng, sẻ chia và đoàn kết. Yêu thương ở đây được hiểu là tình yêu chân thật luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn yêu thương. Có tình yêu thương chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cách thể hiện tình yêu thương của mình như thế nào.
Trong gia đình hiện đại, sự bình đẳng là yếu tố quan trọng, nền tảng gia đình hạnh phúc. Khi bình đẳng giới đã được xã hội công nhận và cộng đồng hành động. Do đó, trong gia đình các thành viên có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình.
Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người.
Tuy nhiên, bình đẳng trong gia đình không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau nên sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.
Bình đẳng trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Khi có đủ yêu thương và bình đẳng thì chắc chắn là sẽ có sự tôn trọng và sẻ chia trong gia đình.
Những năm gần đây, khái niệm đoàn kết trong gia đình được dùng nhiều như là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. Mỗi gia đình đều cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Từ đoàn kết trong gia đình sẽ là tình đoàn kết trong cộng đồng, cao hơn là đoàn kết dân tộc chung sức phát triển quê hương, đất nước.
Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây gắn bó, tạo ra nguồn năng lượng tỏa sáng cuộc sống hạnh phúc. Giữ bền sợi dây tình cảm, giữ mãi nguồn năng lượng hạnh phúc đó là nhờ có những tiêu chí ứng xử tôn trọng, bình đẳng yêu thương, chia sẻ, đoàn kết của mọi thành viên trong gia đình. Tiêu chí đó chính là cỗ máy thần diệu vận hành mô hình gia đình, tế bào xã hội đảm bảo hài hòa giữa các giá trị gia đình truyền thống với những chuẩn mực tiêu biểu của văn hóa gia đình thời kỳ mới.
Vun đắp từ những điều nhỏ
■ Bà Đinh Thị Oanh – thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải:
Đối với yêu cầu của công việc và cuộc sống hiện nay, sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình là rất quan trọng. Bởi vậy, với vai trò là một người bà, tôi luôn cố gắng dành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ và lắng nghe các cháu của mình và đặc biệt là tạo cho các cháu có được cảm giác yêu thương, gắn bó và luôn quan tâm đến mọi người trong và ngoài gia đình. Trong gia đình không tránh khỏi những lúc xảy ra khúc mắc, là người mẹ, tôi lắng nghe, nhìn nhận, tôn trọng và chia sẻ với những vấn đề mà con cái đang khó khăn, định hướng, phân tích cho mọi người cùng hiểu để giải tỏa những khúc mắc ấy.
■ Bà Ninh Thị Mai – thôn Quyết Tiến, xã Y Can, huyện Trấn Yên:
Tôi năm nay gần 70 tuổi. Với tôi, gia đình luôn là số 1. Tôi luôn tâm niệm và giáo dục con cháu luôn yêu thương nhau, luôn giữ được nụ cười trong gia đình. Chỉ có yêu thương mới giúp các thành viên trong gia đình vượt qua khó khăn của cuộc sống. Chồng tôi tai biến 6 năm nay, song nhà tôi luôn tràn ngập tình yêu thương và nụ cười để cùng động viên ông ấy vươn lên, sức khỏe hiện nay cũng có nhiều biến chuyển.
Trong gia đình, ông bà, cha mẹ luôn làm gương cho con cháu; các khúc mắc trong gia đình đều giải quyết bằng cách trò chuyện nên gia đình không bao giờ to tiếng. Các con thấu hiểu, thông cảm và động viên nhau cùng lao động sản xuất. Tôi vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, để luôn sống vui khỏe, có ích, đồng thời nêu gương cho con cháu.
■ Chị Nguyễn Diệu Linh – phường Minh Tân, thành phố Yên Bái:
Trong gia đình Việt Nam, vai trò của người phụ nữ trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình là rất quan trọng. Người phụ nữ đóng vai trò là trung tâm của gia đình, là người chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, quản lý tài chính, hỗ trợ chồng và giữ gìn sự hài hòa trong gia đình.
Bên cạnh đó, người phụ nữ còn là người giữ nếp truyền thống, tôn vinh văn hóa gia đình, là người giữ lửa và là một mắt xích quan trọng trong kết nối các thành viên trong gia đình.
Với nhịp sống hiện đại người phụ nữ còn đảm nhiệm rất nhiều vai trò, công việc khác ngoài xã hội, vì vậy, để giữ gìn hạnh phúc trong gia đình, trách nhiệm và công việc cũng cần được chia sẻ đều giữa người chồng và người vợ. Chỉ khi có sự đồng tình và hỗ trợ đầy đủ của cả hai bên, gia đình mới có thể đạt được sự hài hòa và hạnh phúc.
■ Anh Nguyễn Thành Trường – phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái:
Với tôi, gia đình rất thiêng liêng, cao quý, không gì có thể đánh đổi. Để giữ gìn, vun đắp hạnh phúc gia đình không thể là trách nhiệm của riêng một ai mà của tất cả các thành viên trong gia đình. Các thành viên phải quan tâm chia sẻ với nhau trong mọi việc.
Cuộc sống hiện đại với công việc bộn bề, nhiều ngoại cảnh chi phối và công việc đặc thù phải đi trực, đi công tác nhiều nhưng tôi vẫn luôn quan tâm tới các thành viên trong gia đình qua các phương tiện điện thoại; tận dụng tối đa thời gian ngoài công việc để ở bên gia đình. Gia đình chúng tôi cũng xác định, mỗi thành viên đều phải làm tròn trách nhiệm, cha mẹ luôn yêu thương các con, động viên nhau, hỗ trợ nhau cố gắng đảm bảo đời sống kinh tế, lo được cho các con, cùng nhau dạy dỗ con thành người; còn các con xác định được nhiệm vụ học tập, yêu thương tôn trọng ông bà, bố mẹ.
|
Nguyễn Thơm – Thanh Ba
YênBái – Năm 2018, Yên Bái là 1 trong 12 tỉnh trên cả nước được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lựa chọn thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
Ảnh: Nguồn Internet.
|
>> Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 – nhìn từ Yên Bái
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chăm lo cho các “tế bào” khỏe mạnh
Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào có khỏe mạnh thì xã hội mới phát triển. Vì thế, công tác gia đình và xây dựng gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng để xây dựng một xã hội tiến bộ, giàu mạnh, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước như Luật Hôn nhân – Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đây là một nhiệm vụ công tác được xác định có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức, hành động của mỗi cá nhân, mỗi người trong nỗ lực, trách nhiệm xây dựng gia đình. Trong các gia đình Việt Nam, người phụ nữ được coi là “người giữ lửa”.
Các cấp hội phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh tích cực tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên về công tác xây dựng gia đình, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã thành lập mới 385 câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, 43 “Chi hội phụ nữ hạnh phúc”. Đặc biệt, tổ chức hội luôn quan tâm hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nhất là nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh đã xây dựng Tiêu chí tạm thời đánh giá “Gia đình hạnh phúc”, “Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, “Xã, phường, thị trấn hạnh phúc”.
Các địa phương đã lựa chọn 208 thôn, bản, tổ dân phố để triển khai xây dựng mô hình thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc, qua đó nhân rộng các phong trào, mô hình, cách làm hay, thiết thực trong công tác gia đình và xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái duy trì và nhân rộng trên 100 “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”, 980 “Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững”, 760 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 1.364 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, 173 đường dây nóng về phòng chống bạo lực gia đình, trên 200 câu lạc bộ khác liên quan đến gia đình như: “5 không, 3 sạch”, không sinh con thứ 3, phụ nữ nuôi dạy con tốt…
Chủ động thích ứng, thúc đẩy phát triển
Khi xã hội phát triển, mỗi gia đình chịu nhiều thay đổi và tác động chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen. Nhìn nhận từ Yên Bái, tác động này cũng không ngoại lệ. Công cuộc đổi mới đất nước, quê hương suốt 37 năm qua đã mang lại thành tựu quan trọng, tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân Việt Nam, cho nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng theo đó ngày càng nâng cao chất lượng. Là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc cho nhân dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Yên Bái cho thấy nỗ lực, quyết tâm chính trị mạnh mẽ vì mục tiêu lớn lao: tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.
Cụ thể hóa mục tiêu đó và thể hiện bằng hành động thực tế, một trong những kết quả nổi bật của tỉnh Yên Bái theo số liệu thống kê năm 2022 là tuổi thọ bình quân của người dân đạt 73,9 tuổi, cao hơn tuổi thọ bình quân của cả nước là trên 73 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2022 đã giảm 5,05% đồng nghĩa có thêm nhiều gia đình no cơm, ấm áp, ổn định cuộc sống.
Cùng với tuổi thọ bình quân tăng cao, tình trạng già hóa dân số đặt ra đòi hỏi Yên Bái phải chủ động giải quyết các vấn đề trong tương lai về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đảm bảo mức sinh, nguồn lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, vấn đề trọng nam khinh nữ, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số… cần rất nhiều sự nỗ lực, trách nhiệm, chung sức, phối hợp giải quyết hiệu quả.
Chưa kể tính bền vững của các giá trị văn hóa, các giá trị truyền thống của gia đình cũng đứng trước nhiều thách thức trong xã hội hiện đại. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia, sự xuất hiện của các loại hình gia đình mới đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống xã hội, thực tiễn cuộc sống nên cũng cần có quan điểm, chính sách phù hợp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, trong từng thời điểm và giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng đều phải tập trung giải quyết các vấn đề về gia đình, về xây dựng gia đình. Quá trình giải quyết các vấn đề chính là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ trong mỗi gia đình cũng như cả cộng đồng, cả xã hội.
Xây dựng gia đình trong tình hình mới
Không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về công tác gia đình và xây dựng gia đình là mục tiêu đề ra của Yên Bái. Thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 11/8/2022 về triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đây cũng là cụ thể hóa việc thực hiện Quyết định số 979/QĐ-VHTTDL ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025, Công văn số 1850/BVHTTDL-GĐ ngày 27/5/2022 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình năm 2022 đồng thời góp phần thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
>> Yên Bái: Sản phẩm đến từ triết lý hạnh phúc
Bộ tiêu chí gồm 5 nội dung chính: tiêu chí ứng xử chung “Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ”; tiêu chí ứng xử của vợ, chồng “Chung thủy, nghĩa tình”; tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu “Gương mẫu, yêu thương”; tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà “Hiếu thảo, lễ phép”; tiêu chí ứng xử của anh, chị, em “Hòa thuận, chia sẻ”.
Trước đó, năm 2018, Yên Bái là 1 trong 12 tỉnh trên cả nước được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lựa chọn thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Tỉnh Yên Bái đã chọn 2 xã Xuân Ái, Lâm Giang của huyện Văn Yên để triển khai thực hiện thí điểm.
Trên cơ sở đó, mỗi xã lựa chọn 2 thôn có loại hình gia đình trẻ, gia đình trung niên, gia đình cao tuổi; đại diện cho nhóm nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc… trong đó ưu tiên lựa chọn thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết quả thí điểm tại 2 địa phương này cho thấy có sự thay đổi tích cực, rõ nét trong mỗi cá nhân, trong mỗi gia đình, trong cả cộng đồng về ý thức, nhận thức, trách nhiệm xây dựng gia đình. Đây là cơ sở quan trọng, kinh nghiệm quý báu để Yên Bái triển khai thực hiện Kế hoạch số 180.
Để thực hiện hiệu quả, Yên Bái huy động sự vào cuộc của toàn xã hội và phấn đấu đến năm 2025, có 70% số hộ đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Mục tiêu hướng tới là giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, lối sống trong gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình trong tình hình mới.
Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh là nền tảng quan trọng, vững chắc xây dựng một xã hội, một đất nước, một quốc gia phát triển phồn vinh, bền vững. “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại” như Đảng ta khẳng định là như vậy. Vấn đề này cũng bởi thế trở thành mối quan tâm, cần cả cộng đồng, toàn xã hội và tất cả mọi người đồng lòng dựng xây.
Lịch sử Ngày Quốc tế Gia đình
Năm 1983, Hội đồng Kinh tế và Xã hội theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại Kỳ họp thứ 28 thông qua Nghị quyết 1984/23 về vai trò của gia đình trong quá trình phát triển, trong đó nhấn mạnh mục tiêu “thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách và công chúng hiểu rõ hơn về những vấn đề và nhu cầu của gia đình cũng như các phương tiện hiệu quả để đối phó với những vấn đề đó”.
Ngày 29/5/1985, trong Nghị quyết 1985/29, Hội đồng Kinh tế và Xã hội đã trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét trong chương trình nghị sự một mục mang tên “Các gia đình trong quá trình phát triển” nhằm bắt đầu một quá trình phát triển nhận thức toàn cầu về những vấn đề liên quan tới gia đình.
Ngày 7/12/1987, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại Kỳ họp thứ 30 và cũng của chính Ủy ban này tại phiên họp chính thức đầu tiên năm 1987 (Nghị quyết 1987/42 ngày 28/5/1987), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 42/134, trong đó kêu gọi “tất cả các quốc gia đưa ra ý kiến về việc kỷ niệm một năm quốc tế về gia đình”.
Đại hội đồng cũng yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc “công bố, tại phiên họp thứ 43, một bản báo cáo chi tiết, xây dựng dựa trên các đánh giá và đề xuất của các chính phủ thành viên, liên quan đến việc kỷ niệm một năm quốc tế gia đình và các phương tiện khác để cải thiện tình hình, vật chất của gia đình và nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các nỗ lực chung của thế giới nhằm ủng hộ các tiến bộ và sự phát triển trong lĩnh vực xã hội”.
Năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc trong Nghị quyết 47/237 đã quyết định lấy ngày 15-5 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình với mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề gia đình và tăng cường khả năng của các quốc gia trong việc thực hiện các chính sách toàn diện về những vấn đề liên quan đến gia đình.
|
NỀN TẢNG CỦA HẠNH PHÚC
Gia đình là nơi hiện hữu và hài hòa các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cháu, ông bà… liên kết với nhau bằng tình cảm và huyết thống. Đó là tổ ấm vật chất và tinh thần thân thiết, thiêng liêng và cao cả. Nơi ấy mọi thành viên đều tìm thấy sự bình yên, tình yêu thương, niềm hạnh phúc, lòng kính trọng và đức hy sinh.
Năm 2022, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, trong đó tiêu chí ứng xử chung là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ. Bộ tiêu chí được xây dựng trên những ứng xử chung trong gia đình người Việt đã có tác động mạnh mẽ đến mỗi thành viên trong gia đình, đó chính là nền tảng để xây dựng gia đình hạnh phúc. Song, ở mỗi gia đình lại có những cách biểu đạt khác nhau.
Gia đình bà Đỗ Thị Vân, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái luôn đề cao yêu thương, thấu hiểu, bình đẳng, chia sẻ và đoàn kết.
Gia đình bà Đỗ Thị Vân, 66 tuổi ở tổ dân phố Phúc An, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái luôn tâm niệm nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc phải bắt đầu từ yêu thương, thấu hiểu, bình đẳng, chia sẻ và đoàn kết. Bà Vân chia sẻ: “Ngày trước, chúng tôi không gọi tên được điều ấy vì truyền thống gia đình từ trên xuống dưới, từ trước tới nay đều đối đãi với nhau như vậy. Điều đó đã thấm vào mỗi thành viên trong gia đình ngay từ lúc nhỏ để trưởng thành rồi dạy lại cho con cháu”.
Có lẽ do đó chẳng bao giờ trong gia đình bà xảy ra to tiếng, xích mích giữa các thành viên dù gia đình ba thế hệ gồm bà, con trai, con dâu và các cháu. Nguyên tắc trong gia đình bà Vân là mọi việc tranh luận của người lớn không bao giờ được thực hiện trước mặt con trẻ. Hơn nữa, với bà Vân không bao giờ tham gia vào cuộc tranh luận của vợ chồng con trai.
Bà tâm sự: “Tôi không bênh con trai. Khi vợ chồng chúng có chuyện, tôi để lắng xuống vài hôm, rồi tranh thủ nói chuyện riêng với từng đứa phân tích để chúng thấu hiểu nhau và sửa đổi cho phù hợp”.
Anh Nguyễn Việt Dũng – con trai bà Vân công tác tại một cơ quan nhà nước, còn chị Lê Thị Hậu vợ của anh làm việc tại một công ty nước ngoài nên giờ giấc làm việc có chênh nhau, song anh Dũng luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ vợ trong việc nhà và chăm sóc các con.
Anh Dũng cho biết: “Phụ nữ cũng phải ra ngoài kiếm tiền như mình, hà cớ gì mà việc nhà lại chỉ là của vợ. Cô ấy bận, tôi sẵn sàng nấu cơm, rửa bát, đưa đón con đi học, quán xuyến việc nhà. Khi cô ấy trở về thì mọi việc xong xuôi sẽ có nhiều thời gian nói chuyện với con gái đang tuổi lớn rất cần mẹ. Đặc biệt, chia sẻ với vợ để cô ấy hiểu tình cảm của chồng, cũng là động lực cho cô ấy tiếp tục cố gắng vì gia đình”.
Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình. Nó không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Theo các chuyên gia nguyên tắc ứng xử cốt lõi trong gia đình là yêu thương, bình đẳng, tôn trọng, sẻ chia và đoàn kết. Yêu thương ở đây được hiểu là tình yêu chân thật luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn yêu thương. Có tình yêu thương chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cách thể hiện tình yêu thương của mình như thế nào.
Trong gia đình hiện đại, sự bình đẳng là yếu tố quan trọng, nền tảng gia đình hạnh phúc. Khi bình đẳng giới đã được xã hội công nhận và cộng đồng hành động. Do đó, trong gia đình các thành viên có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình.
Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người.
Tuy nhiên, bình đẳng trong gia đình không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau nên sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.
Bình đẳng trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Khi có đủ yêu thương và bình đẳng thì chắc chắn là sẽ có sự tôn trọng và sẻ chia trong gia đình.
Những năm gần đây, khái niệm đoàn kết trong gia đình được dùng nhiều như là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. Mỗi gia đình đều cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Từ đoàn kết trong gia đình sẽ là tình đoàn kết trong cộng đồng, cao hơn là đoàn kết dân tộc chung sức phát triển quê hương, đất nước.
Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây gắn bó, tạo ra nguồn năng lượng tỏa sáng cuộc sống hạnh phúc. Giữ bền sợi dây tình cảm, giữ mãi nguồn năng lượng hạnh phúc đó là nhờ có những tiêu chí ứng xử tôn trọng, bình đẳng yêu thương, chia sẻ, đoàn kết của mọi thành viên trong gia đình. Tiêu chí đó chính là cỗ máy thần diệu vận hành mô hình gia đình, tế bào xã hội đảm bảo hài hòa giữa các giá trị gia đình truyền thống với những chuẩn mực tiêu biểu của văn hóa gia đình thời kỳ mới.
Vun đắp từ những điều nhỏ
■ Bà Đinh Thị Oanh – thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải:
Đối với yêu cầu của công việc và cuộc sống hiện nay, sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình là rất quan trọng. Bởi vậy, với vai trò là một người bà, tôi luôn cố gắng dành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ và lắng nghe các cháu của mình và đặc biệt là tạo cho các cháu có được cảm giác yêu thương, gắn bó và luôn quan tâm đến mọi người trong và ngoài gia đình. Trong gia đình không tránh khỏi những lúc xảy ra khúc mắc, là người mẹ, tôi lắng nghe, nhìn nhận, tôn trọng và chia sẻ với những vấn đề mà con cái đang khó khăn, định hướng, phân tích cho mọi người cùng hiểu để giải tỏa những khúc mắc ấy.
■ Bà Ninh Thị Mai – thôn Quyết Tiến, xã Y Can, huyện Trấn Yên:
Tôi năm nay gần 70 tuổi. Với tôi, gia đình luôn là số 1. Tôi luôn tâm niệm và giáo dục con cháu luôn yêu thương nhau, luôn giữ được nụ cười trong gia đình. Chỉ có yêu thương mới giúp các thành viên trong gia đình vượt qua khó khăn của cuộc sống. Chồng tôi tai biến 6 năm nay, song nhà tôi luôn tràn ngập tình yêu thương và nụ cười để cùng động viên ông ấy vươn lên, sức khỏe hiện nay cũng có nhiều biến chuyển.
Trong gia đình, ông bà, cha mẹ luôn làm gương cho con cháu; các khúc mắc trong gia đình đều giải quyết bằng cách trò chuyện nên gia đình không bao giờ to tiếng. Các con thấu hiểu, thông cảm và động viên nhau cùng lao động sản xuất. Tôi vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, để luôn sống vui khỏe, có ích, đồng thời nêu gương cho con cháu.
■ Chị Nguyễn Diệu Linh – phường Minh Tân, thành phố Yên Bái:
Trong gia đình Việt Nam, vai trò của người phụ nữ trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình là rất quan trọng. Người phụ nữ đóng vai trò là trung tâm của gia đình, là người chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, quản lý tài chính, hỗ trợ chồng và giữ gìn sự hài hòa trong gia đình.
Bên cạnh đó, người phụ nữ còn là người giữ nếp truyền thống, tôn vinh văn hóa gia đình, là người giữ lửa và là một mắt xích quan trọng trong kết nối các thành viên trong gia đình.
Với nhịp sống hiện đại người phụ nữ còn đảm nhiệm rất nhiều vai trò, công việc khác ngoài xã hội, vì vậy, để giữ gìn hạnh phúc trong gia đình, trách nhiệm và công việc cũng cần được chia sẻ đều giữa người chồng và người vợ. Chỉ khi có sự đồng tình và hỗ trợ đầy đủ của cả hai bên, gia đình mới có thể đạt được sự hài hòa và hạnh phúc.
■ Anh Nguyễn Thành Trường – phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái:
Với tôi, gia đình rất thiêng liêng, cao quý, không gì có thể đánh đổi. Để giữ gìn, vun đắp hạnh phúc gia đình không thể là trách nhiệm của riêng một ai mà của tất cả các thành viên trong gia đình. Các thành viên phải quan tâm chia sẻ với nhau trong mọi việc.
Cuộc sống hiện đại với công việc bộn bề, nhiều ngoại cảnh chi phối và công việc đặc thù phải đi trực, đi công tác nhiều nhưng tôi vẫn luôn quan tâm tới các thành viên trong gia đình qua các phương tiện điện thoại; tận dụng tối đa thời gian ngoài công việc để ở bên gia đình. Gia đình chúng tôi cũng xác định, mỗi thành viên đều phải làm tròn trách nhiệm, cha mẹ luôn yêu thương các con, động viên nhau, hỗ trợ nhau cố gắng đảm bảo đời sống kinh tế, lo được cho các con, cùng nhau dạy dỗ con thành người; còn các con xác định được nhiệm vụ học tập, yêu thương tôn trọng ông bà, bố mẹ.
|
Nguyễn Thơm – Thanh Ba