YBĐT – Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã có nhiều, thông tư, văn bản, công văn hướng dẫn về việc thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục ngay từ đầu các năm học. Tuy nhiên, để chống “lạm thu” trong các nhà trường, chính phụ huynh phải là người lên tiếng.
Chưa chính thức khai giảng năm học mới 2013 – 2014, nhưng đã có nhiều phụ huynh than vãn vì cùng một lúc phải đóng góp nhiều khoản tiền: cơ sở vật chất, quỹ lớp, tiền trông xe, quĩ phụ huynh, bảo hiểm, vệ sinh, nước uống, tiền điện, trang thiết bị ban đầu, tiền nâng cấp sửa chữa trong khuôn viên nhà trường, tiền xã hội hóa… nhà giàu còn đỡ chứ các hộ nghèo, thu nhập thấp lấy đâu mà lo cho con. Nhưng rồi, đâu cũng vào đấy, người giàu cũng như người nghèo đều phải đóng góp các khoản phí ấy như nhau.
Lẽ ra, các bậc phụ huynh phải lên tiếng về các khoản thu bắt buộc và tự nguyên do nhà trường đề ra nhưng do tâm lý ái ngại, sợ va chạm với các cô giáo nên đã đồng ý với một số khoản thu hết sức vô lý.
Để chấn chỉnh công tác thu – chi cũng như định hướng ban đại diện cha mẹ phụ huynh hoạt động đúng mục đích, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011, trong đó nêu rõ quyền của cha mẹ học sinh. Theo đó, cha mẹ học sinh có thể từ chối ủng hộ khi được ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
Rõ ràng, Thông tư đã quy định rành mạch như vậy nhưng dường như nhiều bậc phụ huynh lại quên đi “cái quyền” đó của mình để rồi lại ngậm ngùi móc ví nộp tiền mà không dám từ chối vì ngại va chạm. Như vậy, việc phụ huynh ngại va chạm, sợ con em mình bị trù dập đã vô tình tiếp tay cho một số nhà trường thu các khoản không đúng quy định. Do vậy, cho dù ngành giáo dục có ban hành văn bản hay giám sát chặt chẽ bao nhiêu đi nữa thì bài toán “lạm thu” ở một số cơ sở giáo dục cũng khó giải quyết triệt để. Vì thế cho nên khi nào chính bản thân các phụ huynh lên tiếng, đối mặt trong việc chống lạm thu thì bài toán “lạm thu” ở nhà trường mới có lời giải.
Hà Tĩnh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.