YênBái – YBĐT – Còn nhớ trận lũ quét hồi tháng 9 năm 2005 – một trận lũ lớn nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. Trận lũ ấy, xã Nghĩa Tâm (Văn Chấn) đã bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng, người chết, nhà cửa bị cuốn trôi, cầu cống hư hỏng và trôi sập. Mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm ủng hộ, quyên góp giúp đỡ nhưng cho đến bây giờ nhân dân xã Nghĩa Tâm còn rất nhiều khó khăn đặc biệt cây cầu treo bắc qua suối Tho – cây cầu duy nhất để trên một nghìn người dân đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa bị lũ cuốn trôi vẫn chưa được xây dựng lại.
|
|
Để có thể đi ra được bên ngoài thì người dân của 16 thôn trong xã không còn cách nào khác là phải lội qua suối Tho. Ông Phạm Ngọc Bổn – Trưởng thôn 9 xã Nghĩa Tâm cho biết, hiện nay hơn 3/4 hộ dân sống bên kia cầu nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với các em học sinh vì bên trong đó có một trường THCS, một trường tiểu học, chỉ cần một cơn lũ nhỏ là các em phải nghỉ học.
Sau một tuần lũ cuốn trôi chiếc cầu, người dân xã Nghĩa Tâm được UBND xã làm cho một chiếc cầu bằng gỗ có chiều dài 6 m và rộng 1 mét 2, trị giá hơn 10 triệu đồng. Nhưng do là cầu tạm nên chiếc cầu này đã không thể trụ lại sau trận lũ đầu năm 2006. Do vậy, việc đi lại và đời sống của nhân dân 16 thôn trong xã Nghĩa Tâm đã khó khăn lại còn khó khăn hơn. Trước thực tế này xã Nghĩa Tâm đã cho một số gia đình tư nhân đóng bè, mảng chở thuê, nhưng giá vé thu quá cao nên việc đi lại của người dân vẫn chưa được cải thiện. Hầu hết những người muốn qua suối phải trả tiền trừ những cán bộ xã hoặc người thân quen của những gia đình chở bè mảng này, những người đi bộ và xe đạp mất 1000 đồng/lượt, xe máy 5000 đồng/lượt. Nhu cầu đi lại lớn trong khi đó số bè mảng lại quá ít nên có những hôm giá tiền vận chuyển người và phương tiện bị đẩy lên rất cao.
Trước nhu cầu thực tế, xã Nghĩa Tâm đã kêu gọi nhân dân ủng hộ kinh phí để làm cầu mới mức 10 nghìn đồng/khẩu. Việc làm này đã được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ, toàn xã đã thu được trên 60 triệu đồng. Mặc dù UBND tỉnh đã có quyết định làm chiếc cầu mới bằng cáp cứng, dài hơn 100m trị giá gần 7 tỷ đồng và khởi công vào tháng 10 nhưng cho đến giờ này vẫn chưa được tiến hành. Để giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân trong xã đặc biệt trong mùa vụ thu hoạch chè và hoa quả UBND xã Nghĩa Tâm đã được huyện Văn Chấn cho mượn chiếc cầu sắt của Quân khu 2 về làm cầu tạm, chiếc cầu này dài 36m, rộng hơn 1 mét trị giá hơn 30 triệu đồng. Tuy nhiên chiếc cầu này không đáp ứng được yêu cầu thực tế nên đã thường xuyên xảy ra ùn tắc. Hiện nay 2/3 dân số của xã Nghĩa Tâm đang sống bên kia suối Tho rất cần một chiếc cầu mới để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống và bao giờ thì người dân có được cây cầu mới này?
Kiều Loan – Lê Long
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.