YBĐT – Ô nhiễm môi trường ở khu vực thành phố, các khu đô thị, nơi khai thác khoáng sản, khu công nghiệp… dường như đang được chú trọng hơn việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nhất là các vùng nông thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Thực tế hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn vùng cao đang ở mức báo động, mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức và tập quán lạc hậu của một bộ phận không nhỏ người dân. Do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn và chịu ảnh hưởng rất lớn của một số tập quán, thói quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường sống ở khu vực nông thôn vùng cao.
Điều dễ nhận thấy là người dân chưa thực sự có ý thức về bảo vệ môi trường nên vẫn còn tình trạng nuôi thả gia súc gần nhà hoặc dưới gầm sàn làm ô nhiễm trường. Bên cạnh đó, vẫn còn những hố xí, nhà tiêu tạm bợ, không hợp vệ sinh, thậm chí một số người vẫn có thói quen đi vệ sinh tự do trên đồi, bìa rừng, bờ suối.
Ô nhiễm môi trường nông thôn vùng cao còn do người dân sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc diệt cỏ…) không đảm bảo an toàn; có tình trạng sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại, người nông dân rửa bình bơm và đổ thuốc thừa ở bất cứ nơi nào mà không chú ý đảm bảo an toàn tới nguồn nước; bao bì, chai lọ chứa hoá chất độc hại vứt bừa bãi làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày và là tiền đề phát sinh các loại bệnh tật mà chúng ta không thể nhận thấy ngay được…
Đó là những nguyên nhân chính phát sinh và làm gia tăng bệnh tật tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn của tỉnh như: các bệnh về đường ruột, đau mắt, viêm đường hô hấp, bệnh ung thư…
Trong khi Yên Bái là tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa thể giải quyết ngay vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn vùng cao bằng các biện pháp thu gom và xử lý rác thải theo đúng quy định, thì biện pháp cấp bách trước mắt là phải nâng cao nhận thức về môi trường sống đối với người dân như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Thậm chí, cần áp dụng biện pháp mạnh như phạt tiền, phạt lao động công ích… đối với những cá nhân và gia đình tái phạm nhiều lần về vệ sinh môi trường nông thôn để người dân có ý thức, chủ động và tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Có như vậy, mới từng bước cải thiện được môi trường sống, giảm thiểu bệnh tật cho cộng đồng dân cư tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực nông thôn vùng cao trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, góp phần hoàn thiện nhanh, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thiên Cầm
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.