YBĐT – Tình trạng lạm dụng và bóc lộc lao động trẻ luôn là vấn đề được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng thực tế, không ít trẻ em, nhất là trẻ em người dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn bỏ học để tham gia lao động từ rất sớm.
Nguyên nhân chủ yếu, đầu tiên là đói nghèo. Đói nghèo đã khiến các em phải bỏ học đi làm kiến tiền phụ giúp gia đình. Sâu xa hơn cả là nhận thức. Nhiều gia đình không hẳn quá khó khăn nhưng vẫn để con trẻ đi làm, thậm chí làm quá sức. Đặc biệt, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều người còn quan niệm con mình cần làm việc sớm mới “thành người”, vô tình đánh mất đi tương lai của trẻ.
Lao động trẻ em còn do không ít trẻ suy nghĩ nông nổi, học kém nên chán học, muốn kiếm tiền để khẳng định bản thân. Trong khi đó, không ít chủ sử dụng lao động vẫn sử dụng lao động trẻ em bởi giá nhân công rẻ, dễ bảo, chịu phục tùng. Sử dụng lao động trẻ em là trái quy định của luật pháp.
Nghị định số 144 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em nêu rõ: phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với hành vi của cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học…
Xử phạt là cần thiết nhưng song cùng thì các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Trong đó, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi lạm dụng lao động trẻ em.
Những việc làm này, cần trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, trong đó Tháng hành động Vì trẻ em hàng năm chỉ là tháng cao điểm thể hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và mỗi bậc cha mẹ với trẻ em.
Lê Thương
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.