YênBái – YBĐT – Cùng với con người, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng khám, chữa bệnh của của các cơ sở y tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế hiện nay, cơ sở vật chất của các trạm y tế ở Yên Bái đa số chưa đáp ứng được nhu cầu. Cùng với tiêu chuẩn môi trường, cơ sở vật chất là chuẩn thứ hai đạt thấp theo chuẩn y tế quốc gia.
|
|
Ngoài những xã vùng cao nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia thì chỉ từ khi tiến hành xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất của trạm y tế tuyến xã, nhất là ở các xã vùng thấp mới được quan tâm đầu tư. Sau ba năm tiến hành xây dựng chuẩn y tế quốc gia, có 56 trạm y tế được đầu tư xây dựng mới và 109 trạm được tu sửa, nâng cấp.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, trong chương trình xây dựng chuẩn y tế quốc gia, trung bình mỗi năm Yên Bái chi khoảng 1,5 tỷ đồng để đầu tư cho cơ sở vật chất các trạm y tế. với nguồn vốn này chia cho vài chục trạm thì mỗi trạm chỉ được khoảng 40 – 50 triệu đồng. Và cũng do vậy nên việc đầu tư còn chắp vá, thiếu đồng bộ, không hợp lý, chất lượng công trình kém.
Đến nay, toàn tỉnh có 48 trạm y tế (chiếm 26,6%) có nhà mái bằng, diện tích từ 90m2 và có 9 phòng trở lên; số trạm có từ 6 đến 8 phòng là 74 trạm, chiếm 41,1%. Số còn lại đều chưa đạt chuẩn, thậm chí nhiều trạm do xây dựng từ lâu đã xuống cấp nghiêm trọng; nhiều trạm thiếu phòng làm việc hoặc đủ phòng nhưng không hợp lý. Đặc biệt, thị trấn Mù Cang Chải (Mù Cang Chải), thị trấn Trạm Tấu (Trạm Tấu) hiện chưa có trạm y tế, còn Trạm Y tế thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) phải làm việc nhờ UBND thị trấn. Bên cạnh đó, nhiều phòng khám đa khoa khu vực đã xuống cấp, thiếu phòng chức năng như ở Hưng Khánh (Trấn Yên); Cảm Ân, Cẩm Nhân (Yên Bình); Hồng Quang (Lục Yên); An Bình (Văn Yên) v.v… |
Với yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trạm y tế tuyến xã là một nhu cầu bức thiết. Như tâm sự của Trạm trưởng trạm Y tế xã Liễu Đô (Lục Yên) Nguyễn Văn Kính thì: “Trước đây, do cơ sở vật chất không bảo đảm nên công tác khám, chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. nhưng từ khi được đầu tư xây dựng thì chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng nhu cầu của nhân dân”.
Để giải quyết bài toán cơ sở vật chất này, không cách nào khác là phải tăng nguồn lực đầu tư, lồng ghép các chương trình dự án cho công tác xây dựng chuẩn; quá trình đầu tư cần có trọng điểm, tránh dàn trải, chắp vá và lãng phí.
Bên cạnh đó, việc xã hội hóa công tác y tế cần tiếp tục được đẩy mạnh để huy động nguồn lực của địa phương, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng như của nhân dân địa phương. Thực tế cho thấy, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nếu làm tốt công tác xã hội hóa sẽ rất có hiệu quả trong xây dựng cơ sở vật chất.
Điển hình như việc đóng góp công sức, vật liệu, tre, nứa để làm hàng rào; có xã đã chi từ nguồn ngân sách để xây dựng trạm y tế như ở Giới Phiên (Trấn Yên) lên tới 77 triệu đồng; huy động sự đóng góp của cán bộ xã để làm trần, quét vôi ở xã Phú Thịnh (Yên Bình); vận động đóng góp từ thiện xây mới trạm y tế ở thị trấn Nông trường Liên Sơn (Văn Chấn)…
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ thì các trạm y tế tuyến xã mới được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Minh Bảo
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.