YBĐT – Cuối tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 647/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020”.
Theo đó, đến năm 2020, cả nước sẽ có 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp. Tỉnh Yên Bái hiện có 226.359 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 31,52% tổng dân số). Trong đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 5.426 em, chủ yếu là trẻ khuyết tật 1.822 em, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa 3.435 em.
Ngoài các nhóm đối tượng trên còn xuất hiện thêm các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác, gồm: trẻ em sống trong gia đình nghèo 52.000 trẻ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; trẻ em bị tai nạn thương tích trên 2 nghìn trẻ… là các đối tượng đặc biệt khác cần được quan ưu tiên quan tâm, chăm sóc.
Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương toàn tỉnh cùng với đồng hành của các nhà hảo tâm, Yên Bái đã triển khai thực hiện tốt các dự án, mô hình bảo vệ chăm sóc dựa vào cộng đồng, nổi bật là 6 tháng đầu năm 2013 có 470 trẻ được khám sàng lọc gồm (trẻ bị tim bẩm sinh, trẻ em mắc các bệnh về mắt, trẻ bị khuyết tật vận động, trẻ em sứt môi, hở hàm ếch).
Trong đó có 53 trẻ có chỉ định đủ điều kiện phẫu thuật. Bên cạnh đó, mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của 4 xã tham gia mô hình đã có 162 trẻ của xã Cát Thịnh và Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn được quan tâm hỗ trợ về thức ăn, dinh dưỡng, tư vấn đến địa điểm xét nghiệm và khám chữa bệnh cho trẻ, tư vấn pháp lý, tâm lý giúp các em vượt qua cuộc sống khó khăn, tư vấn giáo dục để các em tiếp tục đến trường; 71 trẻ của xã Nghĩa Lợi và phường Tân An của thị xã Nghĩa Lộ được rà soát đưa vào thực hiện mô hình.
Để công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm nhiều hơn cần có sự tham gia của toàn xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; từng bước thu hẹp khoảng cách mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trẻ em bình thường.
Đặc biệt là cần triển khai thực hiện tốt Quyết định số 647/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 với nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực và cung cấp dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt… nhất là trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em khuyết tật.
Trần Minh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.