YBĐT – Văn nghệ quần chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân, đặc biệt ở các thôn, làng, bản, tổ dân phố. Tuy nhiên, trước đây, phong trào văn nghệ quần chúng mới chỉ phát triển chủ yếu ở khu vực cán bộ, công nhân viên chức và cơ quan Nhà nước.
Đến nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao, thực tế tại các địa phương cho thấy, ở các thôn, bản, tổ dân phố người dân đã tự nguyện thành lập các đội văn nghệ cho riêng mình. Không có kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, song bằng những nhạc cụ của mỗi thành viên, hội viên đang chơi sẵn có mang tới, nhiều nơi đã xây dựng thành công nhiều câu lạc bộ, đội văn nghệ, nhiều chương trình văn nghệ làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở, góp phần quan trọng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Đó là các đội múa mơi ở các xã Sơn A, Thanh Lương, Thạch Lương (Văn Chấn) của người Mường, múa xòe của người Thái ở xã Nghĩa An, phường Trung Tâm (thị xã Nghĩa Lộ) cùng những câu lạc bộ nghệ thuật của những người con xa quê như Câu lạc bộ dân ca Hương Quê (Nghĩa Lộ) của người dân miền xuôi Thái Bình chuyên các làn điệu dân ca trữ tình phục vụ quần chúng hay đội múa mơi người Mường xã Qui Mông, huyện Trấn Yên đã có mặt thường xuyên trong các dịp lễ hội.
Điển hình là Câu lạc bộ nghệ thuật cựu chiến binh do những người lính năm xưa từng tham gia các hoạt động văn nghệ phục vụ chiến đấu giờ lại tề tựu bên nhau múa hát phục vụ nhiệm vụ chính trị của Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như các ngày lễ, tết ở thành phố Yên Bái đã từng được nhiều người biết tới.
Họ là những người lính nay là người lao động say mê nghệ thuật lập nên câu lạc bộ. Người đàn bầu, người cây đàn ghi ta, người có điều kiện tài trợ cho câu lạc bộ thêm nhạc cụ, trang phục biểu diễn, tất cả bằng nhiệt huyết của mình thể hiện thành lời ca, điệu múa. Những hội viên này khi có triệu tập chuẩn bị biểu diễn, họ sẵn sàng có mặt ngay. Và sau những giờ phút ca múa ấy, những diễn viên không chuyên lại trở về cuộc sống đời thường với cơm áo hàng ngày của người thợ xây, quét vôi ve, trông xe đạp cho trường học…
Từ thực tế trên cho thấy, văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân, đặc biệt là thôn, bản, tổ dân phố. Khơi dậy, chắp cánh cho phong trào văn nghệ quần chúng ở khu vực này là hết sức cần thiết. Khơi dậy phong trào ở đây, bên cạnh việc quan tâm đầu tư bằng vật chất, quan trọng hơn, ngành chức năng phải tạo ra sân chơi cho các câu lạc bộ nghệ thuật và đội văn nghệ; tổ chức nhiều hơn các hội diễn văn nghệ, đặc biệt đầu tư ở cấp xã, có thể theo hình thức hội diễn hoặc cụm xã để các câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn, khu phố, xã, phường được vui chơi, ca, múa thi tài, làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Đào Minh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.