YBĐT – Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang khá phổ biến ở các trường học trong cả nước, nhất là bậc học THCS và THPT. Bạo lực học đường đang là vấn nạn khiến các nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh và cả xã hội lo lắng, nhưng chúng ta vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.
Năm học 2009- 2010, bạo lực xảy ra ở khá nhiều trường ở các địa phương, chủ yếu ở các trường học khu vực thị trấn, thị xã và thành phố. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tốn nhiều giấy mực để lên án những vụ “đánh hội đồng” của một tốp học sinh với một học sinh. Trong năm học qua, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã phản ánh một phóng sự ngắn về một vụ “đánh hội đồng” ở một trường THPT tại Hà Nội. Nhìn những hình ảnh đó thật là đau xót và phản cảm, vì có tới 3- 4 học sinh (nữ) quây vào đánh một bạn nữ, nào là túm tóc, tát vào mặt, dùng giầy, dép và cả chân đạp, đập vào mặt vào đầu bạn… Nhưng ở vòng ngoài hàng chục học sinh khác chỉ đứng reo hò, cổ vũ và dùng máy điện thoại quay phim, chụp ảnh mà không hề can thiệp.
Bạo lực học đường, Yên Bái cũng không là một ngoại lệ. Những năm học trước đã có một học sinh (nam) trường THCS N. lỡ tay đâm chết bạn cùng trường; năm học vừa qua, bạo lực học đường vẫn xảy ra khá phổ biến ở một số trường THPT trong tỉnh như: Trường THPT bán công C., trường THPT L., Trường THPT H. và đáng trách nhất là vụ “đánh tập thể” của một tốp học sinh nữ Trường THPT Đ. với một học sinh nữ cùng trường.
Khi ra khỏi cổng trường được vài trăm mét, tốp học học sinh này đã xông vào đánh bạn nữ rất dã man, nhưng những học sinh nam, nữ khác chỉ đứng bên ngoài reo hò, cổ vũ và dùng máy điện thoại quay phim, chụp ảnh mà không hề vào can ngăn giúp bạn, để bạn bị đánh đến gần ngất xỉu. Đây là vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức mà các nhà trường và gia đình phải quan tâm sâu sát hơn trong việc giáo dục, dạy dỗ con em mình ngay từ lúc còn nhỏ, không nên cho con em chơi quá nhiều các đồ chơi, trò chơi, phim ảnh, điện tử… bạo lực và rồi “hành động như trên phim”! Các nhà trường phải đặc biệt quan tâm đến việc dạy “học lễ” cho học sinh trước khi dạy các môn văn hoá!
Chống bạo lực học đường không phải là vấn đề khó khăn, nan giải! Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể giải quyết được tình trạng này một sớm, một chiều, cần phải có sự quyết tâm cao của các nhà trường, các bậc phụ huynh và toàn xã hội, siết chặt kỷ cương, nền nếp trong việc giáo dục, dạy dỗ con em mình ngay từ khi mới bước vào lớp nhà trẻ- mẫu giáo “dạy con từ thuở còn thơ”. Có như vậy mới chống được bạo lực học đường bền vững.
Minh Hằng
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.