YênBái – YBĐT – Trong mùa đông năm 2007-2008, toàn tỉnh đã bị chết trên 7000 con gia súc các loại. Trâu, bò chết rét hàng loạt không những ảnh hưởng đến sản xuất và kế hoạch phát triển đàn gia súc mà còn trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình nghèo khi vay vốn ngân hàng tậu trâu để lấy sức cày kéo và sinh sản.
|
|
Là một tỉnh miền núi, kinh tế nhiều hộ dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các huyện vùng cao như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải… với địa thế hiểm trở chủ yếu là ruộng bậc thang, việc đưa các loại máy nông nghiệp vào cày kéo là không thể. Vậy nên, trâu, bò vẫn là đầu cơ nghiệp và là nguồn sức kéo chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyên nhân chính dẫn đến trâu bò thiệt hại do rét đậm rét hại kéo dài; tập quán thả rông gia súc, thiếu thức ăn trầm trọng; người dân còn chủ quan nên thiếu các biện pháp phòng chống rét cho trâu bò… Hiện nay, diện tích đồng cỏ tự nhiên dần bị thu hẹp do sự phát triển của các loại cây trồng khác, mặt khác cỏ tự nhiên có chiều hướng thoái hoá do chăn thả quá mức, không được đầu tư và cải tạo. Người chăn nuôi chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh hoặc bán thâm canh, người dân chưa có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc ăn cỏ, còn quen chăn nuôi quảng canh, dựa vào bãi chăn thả tự nhiên. Nguồn phụ phẩm nông nghiệp thì nhiều nhưng chưa khai thác hiệu quả để chế biến dự trữ làm thức ăn gia súc, nên dẫn đến thiếu thức ăn vào mùa đông.
Để chủ động dự trữ và sản xuất thức ăn cho gia súc các huyện thị và bà con nông dân cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch; hướng dẫn cho người chăn nuôi các phương pháp phối chế khẩu phần thức ăn để nâng cao khả năng tiêu hoá và sử dụng thức ăn của gia súc trong đợt rét. Trước mắt, cần khai thác triệt để nguồn thức ăn có sẵn, về lâu dài cần quy hoạch khoanh vùng trồng cỏ, cải tạo bãi chăn thả tự nhiên.
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo nhân dân xây dựng gia cố, nâng cấp và che chắn chuồng trại đảm bảo chống rét, tránh mưa, gió lùa cho đàn gia súc và đảm bảo vệ sinh thú y; phòng dịch và môi trường chăn nuôi tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định của cơ quan thú y; thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình sức khoẻ vật nuôi, nếu có biểu hiện không bình thường cần báo ngay cho cơ quan thú y can thiệp xử lý, tiến hành tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường chăn nuôi; tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, không để dịch xảy ra; phát triển mạnh các dịch vụ chăn nuôi thú y để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh và đói rét. Và điều quan trọng nữa là vận động nhân dân hạn chế tối đa việc thả rông gia súc.
Đối với vùng cao cần tổ chức đưa gia súc thả rông trong rừng về chuồng trại trước khi mùa rét đến để tiện theo dõi và chăm sóc; thực hiện tiêu chí chăn nuôi có kiểm soát “3 không- 3 có” trong chăn nuôi(có chuồng trại- có tiêm phòng- có hệ thống xử lý chất thải- không chăn nuôi thả rông- không xử dụng chất cấm- không giấu dịch). Các huyện, thị phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y, Trung tâm Giống vật nuôi, tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng hướng dẫn cho ngành chăn nuôi và cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn việc kiểm tra thực hiện công tác phòng chống đói rét cho gia súc để gia súc “Không bị chết rét, không bị chết đói, không bị chết dịch” trong vụ đông xuân này, góp phần ổn định và phát triển ngành chăn nuôi. Đó là việc làm cần thiết trong vụ đông xuân sắp tới.
Văn Thông
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.