YênBái – YBĐT – Vụ mùa năm nay bà con nông dân các huyện thị đưa vào gieo cấy trên 19 ngàn ha lúa mùa, lúa vừa bén rễ thì lũ, lụt tràn về làm trên 4 ngàn ha lúa bị mất trắng. Lũ đi qua hơn một tháng, nhiều hộ dân huyện Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên và thành phố Yên Bái vẫn chưa thể khôi phục lại sản xuất, diện tích lúa còn lại đang xanh tốt trở lại thì sâu bệnh lại hoành hành trên diện rộng.
Ông Lại Thế Hùng – Trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: “Tình hình sâu bệnh trên diện tích lúa mùa năm nay diễn biến hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là rầy nâu phá hoại rất ghê gớm, nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả thì khả năng cháy rầy trên diện rộng là khó tránh khỏi”.
Tính đến ngày 10/9, trên địa bàn toàn tỉnh đã có trên 1.884 ha lúa bị nhiễm sâu bệnh, tập trung ở huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Văn Yên… Diện tích rầy nâu xuất hiện ở tất cả các huyện, thị, thành phố với mật độ trung bình từ 1.000-2.000 con/m2, cao 5000 con/m2 và đã có 36 ha lúa bị nhiễm rầy nặng.
Theo kinh nghiệm thì toàn bộ diện tích bị nhiễm rầy nặng coi như là mất trắng. Ngoài ra còn có khá nhiều diện tích bị nhiễm rầy với mật độ cao gây cháy từng chòm trên giống lúa Nhị ưu 838, Chiêm Hương giai đoạn lúa đang kỳ đứng cái làm đòng. Diện tích nhiễm rầy gây ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất lúa.
Ngay sau khi phát hiện có sâu bệnh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn chỉ đạo các huyện thị, bà con nông dân tăng cường phòng trừ sâu bệnh đặc biệt chú ý tới tập đoàn rầy nâu, rầy lưng trắng. Đồng thời chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông cử cán bộ xuống các vùng trọng điểm cùng các huyện, thị triển khai các biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Nhiều diện tích có mật độ rầy nâu cao đã được phun thuốc phòng trừ do đó đã cơ bản khống chế được không để gây thiệt hại diện tích lúa.
Ông Nguyễn Hợp Đoàn – Phó chủ tịch UBND huyện Văn Chấn:
Ngay sau khi sâu bệnh bùng phát, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo dập dịch từ huyện đến cơ sở đồng thời huy động cán bộ kỹ thuật về các xã xây dựng kế hoạch, biện pháp dập dịch. Bên cạnh đó huyện đã gửi công văn về các xã, cấp phát tờ rơi, yêu cầu các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật ứng thuốc cho bà con và tiến hành phun thuốc diệt rầy ngay đến đó. Nhờ có những biện pháp chỉ đạo kịp thời đến nay Văn Chấn đã khống chế được dịch bệnh. |
Huyện Văn Chấn là địa phương bị nhiễm sâu bệnh, nhất là rầy nâu phá hại mạnh với diện tích trên 170 ha tập chung chủ yếu ở cánh đồng Mường Lò và một số xã vùng thượng huyện.
Được biết, toàn bộ diện tích bị nhiễm sâu bệnh lúa đã hồi xanh trở lại không ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng lúa. Cánh đồng Mường Lò nhiều diện tích mùa sớm lúa bắt đầu vào chắc đỏ đuôi và chỉ tháng nữa thôi là cho thu hoạch đảm bảo đúng thời vụ cho sản xuất cây vụ đông.
Rõ ràng trong điều kiện thời tiết như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên chúng ta chủ động thăm đồng, phát hiện và phòng trừ ngay sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Mặc dù đến nay tình hình sâu bệnh đã cơ bản được khống chế, song theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thì trong thời gian tới có một lứa rày mới gây hại vào thời kỳ lúa chắc xanh đỏ đuôi ở diện tích mùa sớm. Do vậy bà con các địa phương không được chủ quan, lơ là bởi sâu bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, do vậy cần tích cực thăm đồng và theo dõi hàng ngày.
Khi xuất hiện có rầy bà con nông dân nên sử dụng thuốc nội hấp và thuốc tiếp xúc; thuốc tiếp xúc đặc hiệu trị rầy là BASSA, thuốc nội hấp gồm: ACTARA, ACTATOC, ACTADOR. Trong trường hợp có rầy ở mật độ cao trên 5.000 con/m2 bà con nên sử dụng hỗn hợp hai loại trên vào phun là hiệu quả nhất.
Hiền Lương
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.