YênBái – Năm 2021, ngành y tế Yên Bái đã triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới tại 23 xã thuộc địa bàn 6 huyện, thị: Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách ở huyện Yên Bình.
|
>> Yên Bái triển khai Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả năm 2022
Yên Bái là 1 trong 21 tỉnh được thụ hưởng Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới được thực hiện trong giai đoạn 2016-2022.
Năm 2021, ngành y tế Yên Bái đã triển khai Chương trình tại 23 xã thuộc địa bàn 6 huyện, thị: Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ gồm 2 hợp phần: vệ sinh nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá.
Ngay sau khi Chương trình được triển khai, nhiều hoạt động truyền thông thay đổi hành vi từ cấp tỉnh đến cơ sở và tổ chức giám sát, hỗ trợ 48 xã, lập mới và cập nhật 65 bản đồ vệ sinh thôn, bản. Nhờ đó, các xã được thụ hưởng đã đạt vệ sinh toàn xã bền vững.
Theo đó, thực hiện tiểu hợp phần 1 đã hỗ trợ xây dựng, hoàn thành, nghiệm thu 1.860 nhà tiêu hộ gia đình, đạt 100% kế hoạch; 13/13 xã đạt vệ sinh toàn xã duy trì bền vững. Song song với đó, tiểu hợp phần 2 hoàn thành nâng cấp, sửa chữa 12 công trình cấp nước, vệ sinh tại 12 trạm y tế đã hoàn thiện, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Văn Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết: “Chương trình với phương pháp tiếp cận mới, mang tính đột phá, tập trung nhiều vào tăng cường sự bền vững của hạ tầng cơ sở, tăng cường cộng tác giữa đầu tư vệ sinh và xúc tiến vệ sinh để đạt được diện vệ sinh toàn xã. Để đạt được kết quả mong muốn, cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành”.
Giai đoạn 5 năm từ 2016 – 2021, ngành y tế đã vận động cải tạo, xây mới 34.157 nhà tiêu của toàn tỉnh khu vực nông thôn, đạt 113,9% kế hoạch; 5.914 nhà tiêu đã hỗ trợ xây dựng đạt 80,5%; 58 trạm y tế có công trình nước vệ sinh được xây mới, đạt 100%; 50 xã đạt vệ sinh toàn xã đạt 100%.
Riêng năm 2022, Chương trình đề ra mục tiêu triển khai can thiệp nhằm đạt vệ sinh toàn xã bền vững sau hai năm tại 5 xã thuộc huyện Văn Yên; vận động xây dựng, cải tạo 2.313 nhà tiêu tại 150 xã nông thôn; trong đó, Chương trình hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng 1.436 nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Chương trình còn gặp không ít khó khăn như: cán bộ thực hiện ở tuyến huyện, xã thiếu nên công tác giám sát hỗ trợ còn hạn chế; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức; do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động truyền thông hạn chế; một số người dân còn trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước…
Để thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo mục tiêu của Chương trình, các cơ quan liên quan cần quyết liệt hơn nữa và nhất là bố trí đủ nguồn vốn đối ứng đã được phê duyệt hàng năm để các ngành tham gia Chương trình tổ chức thực hiện theo kế hoạch của tỉnh, đảm bảo cho các hoạt động.
Thực tế cho thấy, Chương trình triển khai đã thay đổi, nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt tại tuyến cơ sở về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp sẽ đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh và nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững.
Trần Minh
YênBái – Năm 2021, ngành y tế Yên Bái đã triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới tại 23 xã thuộc địa bàn 6 huyện, thị: Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách ở huyện Yên Bình.
|
>> Yên Bái triển khai Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả năm 2022
Yên Bái là 1 trong 21 tỉnh được thụ hưởng Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới được thực hiện trong giai đoạn 2016-2022.
Năm 2021, ngành y tế Yên Bái đã triển khai Chương trình tại 23 xã thuộc địa bàn 6 huyện, thị: Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ gồm 2 hợp phần: vệ sinh nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá.
Ngay sau khi Chương trình được triển khai, nhiều hoạt động truyền thông thay đổi hành vi từ cấp tỉnh đến cơ sở và tổ chức giám sát, hỗ trợ 48 xã, lập mới và cập nhật 65 bản đồ vệ sinh thôn, bản. Nhờ đó, các xã được thụ hưởng đã đạt vệ sinh toàn xã bền vững.
Theo đó, thực hiện tiểu hợp phần 1 đã hỗ trợ xây dựng, hoàn thành, nghiệm thu 1.860 nhà tiêu hộ gia đình, đạt 100% kế hoạch; 13/13 xã đạt vệ sinh toàn xã duy trì bền vững. Song song với đó, tiểu hợp phần 2 hoàn thành nâng cấp, sửa chữa 12 công trình cấp nước, vệ sinh tại 12 trạm y tế đã hoàn thiện, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Văn Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết: “Chương trình với phương pháp tiếp cận mới, mang tính đột phá, tập trung nhiều vào tăng cường sự bền vững của hạ tầng cơ sở, tăng cường cộng tác giữa đầu tư vệ sinh và xúc tiến vệ sinh để đạt được diện vệ sinh toàn xã. Để đạt được kết quả mong muốn, cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành”.
Giai đoạn 5 năm từ 2016 – 2021, ngành y tế đã vận động cải tạo, xây mới 34.157 nhà tiêu của toàn tỉnh khu vực nông thôn, đạt 113,9% kế hoạch; 5.914 nhà tiêu đã hỗ trợ xây dựng đạt 80,5%; 58 trạm y tế có công trình nước vệ sinh được xây mới, đạt 100%; 50 xã đạt vệ sinh toàn xã đạt 100%.
Riêng năm 2022, Chương trình đề ra mục tiêu triển khai can thiệp nhằm đạt vệ sinh toàn xã bền vững sau hai năm tại 5 xã thuộc huyện Văn Yên; vận động xây dựng, cải tạo 2.313 nhà tiêu tại 150 xã nông thôn; trong đó, Chương trình hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng 1.436 nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Chương trình còn gặp không ít khó khăn như: cán bộ thực hiện ở tuyến huyện, xã thiếu nên công tác giám sát hỗ trợ còn hạn chế; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức; do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động truyền thông hạn chế; một số người dân còn trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước…
Để thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo mục tiêu của Chương trình, các cơ quan liên quan cần quyết liệt hơn nữa và nhất là bố trí đủ nguồn vốn đối ứng đã được phê duyệt hàng năm để các ngành tham gia Chương trình tổ chức thực hiện theo kế hoạch của tỉnh, đảm bảo cho các hoạt động.
Thực tế cho thấy, Chương trình triển khai đã thay đổi, nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt tại tuyến cơ sở về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp sẽ đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh và nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững.
Trần Minh