YBĐT – Mỗi lần đến Suối Giàng tự thấy mình vẫn nhận ra bao điều mới, lạ kì thú tiềm ẩn ở nơi này. Song, thú thật mỗi lần lên đây lòng mình lại quặn thắt khi phải nhìn những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi buộc phải lìa những cánh rừng cổ tích để về xuôi phục vụ thú chơi ngông của các đại gia.
|
|
Tôi mê vẻ đẹp cảnh quan, con người của một vùng văn hoá Mông, mê vùng chè Shan tuyết là một phần quan trọng đã tạo nên cảnh quan và sắc thái đặc thù riêng có ở Suối Giàng (Văn Chấn). Cho nên, mỗi năm dù bận đến mấy, tôi cũng ngược lên xã Suối Giàng vài lần. Mỗi lần đến Suối Giàng tự thấy mình vẫn nhận ra bao điều mới, lạ kì thú tiềm ẩn ở nơi này. Song, thú thật mỗi lần lên đây lòng mình lại quặn thắt khi phải nhìn những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi buộc phải lìa những cánh rừng cổ tích để về xuôi phục vụ thú chơi ngông của các đại gia.
Hiện tại, Suối Giàng có trên 300 ha chè Shan tuyết. Diện tích này nghe có vẻ rất lớn với một xã chỉ có khoảng 500 hộ dân là người Mông. Đồng thời, diện tích này cũng ẩn chứa tiềm năng kinh tế bởi chè Shan tuyết cổ thụ là của hiếm ở núi rừng Tây Bắc. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng, nếu quy đặc lại thì số cây chè cũng không đáng là bao. Nhiều năm nay chè nguyên liệu mất giá, thương hiệu chè Suối Giàng chìm lắng, dân trồng chè chẳng sống được bằng chè. Người ta cũng vẽ ra những viễn cảnh du lịch hấp dẫn cho vùng chè đặc sản, thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả cây chè… nhưng vùng chè đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Trước đây, gần lên trung tâm xã là ta đã được ngắm những cây chè cổ thụ tuyệt đẹp, nhưng giờ thì nó đã lần lượt dứng gốc mang về xuôi. Một người dân dưới xuôi lên đang chỉ đạo người Mông bứng chè cho biết, mốt chơi chè cổ thụ đang hấp dẫn các đại gia.
Nó hấp dẫn vì là của độc chỉ có ở một số vùng núi cao phía bắc nhưng chè Shan tuyết Suối Giàng là được ưa chuộng nhất vì dáng thế rất đẹp do con người và thiên nhiên trau chuốt cả trăm năm. Chè không rụng lá theo mùa. Lá chè tươi uống rất ngon, hoa nở ngát hương và luôn nảy những lộc non tua tủa biểu tượng cho sức sống trường tồn. Vì vậy, những khuôn viên biệt thự, trụ sở, văn phòng… rộng lớn mà có những cây chè Shan tuyết tọa lạc thì vô cùng thi vị, viên mãn. Người dám bỏ ra vài chục triệu đếm vài trăm triệu, thậm chí là cả tỷ đồng để sở hữu một hay vài cây chè tuyết cổ thụ bây giờ thì nhiều vô kể. Thế nên, người lên Suối Giàng săn chè cổ thụ càng lúc càng đông, càng sôi động. Các ông chủ thì không cần phải lên mà chỉ cần xem dáng thế qua ảnh, kích thước cây và nếu đồng ý thì các thợ săn cây cảnh sẽ đưa cây về tận nơi trồng và bảo hành cây không bị chết mới thanh toán hết tiền.
Người Mông ở Suối Giàng thì nhiều người nghèo quá. Hái một cây chè loại to mỗi năm được vài chục cân búp với giá từ 6 đến 7 nghìn đồng một ki-lô-gam thì biết khi nào một cây mới thu được vài triệu? Vậy là không ít người sẵn sàng bán chè cổ thụ để chi tiêu.
Chính quyền huyện Văn Chấn và xã Suối Giàng có biết chuyện này không? Chắc chắn là biết bởi vì đi ngay trên các tuyến đường trong xã Suối Giàng nếu ai để ý cũng sẽ thấy những gốc chè bị đào bới nham nhở chờ ngày di chuyển. Báo chí và không ít người đã lên tiếng về việc biến chè cổ thụ thành cây cảnh. Song, nếu chính quyền xã quản lý chặt chẽ thì sẽ chẳng ai có thể mua và vận chuyển những cây chè to như vậy ngang nhiên giữa ban ngày.
Thiện Tâm
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.