YênBái – YBĐT – Với 70% diện tích là đất lâm nghiệp, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có gần 4 vạn hộ nhận đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng và chăm sóc rừng, trong đó có 248 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân, mỗi trang trại quản lý từ 5 – 7 ha rừng, trong đó có trang trại có quy mô diện tích từ 30 – 50 ha, với giá trị tài sản hàng tỷ đồng.
|
|
Hàng năm, sản lượng khai thác bình quân từ rừng đạt từ 130.000 đến 150.000 m3 gỗ các loại, 100.000 tấn tre, vầu nứa, 3.000 tấn vỏ quế, 10.000 tấn tre măng Bát Độ… Toàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến gỗ, 16 công ty TNHH, 12 công ty cổ phần, 17 doanh nghiệp tư nhân và gần 400 hộ gia đình được cấp đăng ký kinh doanh chế biến gỗ rừng trồng, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú như: giấy đế, đũa gỗ, bao bì… tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần đắc lực xoá đói giảm nghèo, giúp dân làm giàu.
Tuy nhiên, đất lâm nghiệp của Yên Bái có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, một bộ phận đất đai đã bạc màu. Bên cạnh đó, do là một tỉnh nghèo nên việc đầu tư ngân sách hỗ trợ cho trồng rừng cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, quản lý để tạo điều kiện phát triển kinh tế đồi rừng còn nhiều hạn chế. Suất đầu tư cho trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ còn thấp. Cơ chế, chính sách còn những mặt hạn chế ảnh hưởng tới sự thu hút đầu tư tham gia phát triển kinh tế rừng. Lãi suất cho vay và thời gian cho vay trồng rừng chưa hợp lý, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi còn hạn chế… đã ảnh hưởng tới kinh tế đồi rừng. Chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng đất đai để đồi rừng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Để hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm trung bình 4000 hộ nghèo, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp là rất cần thiết. Lâm nghiệp khi trở thành ngành kinh tế quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường sinh thái…
Do vậy, chúng ta phải triển khai đồng bộ các giải pháp như: đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch và giám sát phát triển lâm nghiệp; tăng cường giải pháp về công nghệ, các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp nhằm tăng giá trị chất lượng lâm nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả rừng; tăng nguồn lực đầu tư, hoàn thiện chính sách xây dựng và phát triển rừng; đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng, chú trọng phát triển sản xuất lâm nghiệp ở hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư thôn và hợp tác xã, tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ dân đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng; lồng ghép các dự án xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn… với các dự án lâm nghiệp nhằm tăng hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh đó, có chính sách thu hút để phát triển các khu công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với vùng sản xuất tập trung, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của đồi rừng.
Nguyễn Đình
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.