YBĐT – Năm 2012, ngành ngân hàng đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 15 đến 17%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành sẽ giảm từ 5 đến 3% so với năm 2011 và đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm ngành ngân hàng giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Năm 2012, Chính phủ tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát. “Tiền tệ thắt chặt”, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chắc chắn là những biện pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng với mức độ mạnh chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh! Điều này là dễ hiểu khi mà vốn tín dụng vẫn là dòng vốn quan trọng nhất, chiếm cơ bản số vốn trong các doanh nghiệp Yên Bái. Do vậy, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tài năng kinh doanh của doanh nhân mà còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách tài chính tín dụng.
Năm 2011 vừa qua, hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 20% mà doanh nghiệp Yên Bái còn trong tình trạng “đói vốn”, sang năm 2012 tốc độ giảm mạnh như vậy thì sẽ hiểu doanh nghiệp còn “khát vốn” đến mức nào.
Thực tế trên cho thấy, đã đến lúc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không nên quá lệ thuộc vào vốn vay của ngân hàng vì dòng vốn ấy đã chứa đựng những bất trắc cho doanh nghiệp khi việc cho vay lúc có, lúc không, ngay cả khi khách hàng đã có hợp đồng tín dụng và hạn mức vay vẫn còn thừa thãi. Thêm vấn đề nữa: vay được tiền đã khó, trả được lãi suất cao chắc chắn còn khó hơn, đôi khi trả được lãi suất cao theo đúng công bố còn là giấc mơ của nhiều khách hàng.
Trong câu chuyện doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nửa cuối năm 2011, trong năm 2012 và cả những năm tiếp theo còn phải vượt qua cả một “ núi” điều kiện được vay. Điều kiện được vay sẽ là yếu tố khó khăn nhất của khách hàng trong quá trình vay vốn. Bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Yên Bái, lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại đều khẳng định: “Khách hàng đừng lo chúng tôi thiếu vốn, cứ có hồ sơ “đẹp” là sẽ được vay” (hồ sơ đẹp ở đây chính là hội đủ các điều kiện theo quy định).
Kinh doanh bằng 100% vốn tự có là điều rất khó; sống nhờ bằng vốn ngân hàng, trong đó vốn cố định, vốn lưu động toàn bằng tiền đi vay càng không nên. Vấn đề đặt ra lúc này là doanh nghiệp không nên quá lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng; cần phát huy nguồn lực nội sinh (“vốn” nội sinh), tự “đứng” lên bằng cách đánh giá lại quy trình xuất kinh doanh; cân đối lại tài chính; mở rộng liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, hợp vốn đầu tư… để tồn tại và phát triển.
Lê Phiên
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.