YBĐT – Kỳ họp thứ 10 – HĐND tỉnh khóa XVII vừa thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bãi bỏ danh mục giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban hành tại Nghị quyết số 18/HĐND ngày 20/7/2012 quy định mức giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn. Theo đó, trong số trên 800 dịch vụ có 445 dịch vụ được điều chỉnh tăng.
Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh là cần thiết vì điều đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi khám, chữa bệnh và tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh có thêm kinh phí nâng cao chất lượng dịch vụ, điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: giá đã được điều chỉnh tăng thì chất lượng khám, chữa bệnh cũng như thái độ phục vụ có tăng?
Thực tế, nhìn từ góc độ tài chính, giá dịch vụ khám, chữa bệnh thấp dẫn đến chất lượng khám, chữa bệnh hầu như cũng tương ứng. Với mức giá trung bình đang áp dụng, các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh gặp nhiều khó khăn, hạn chế về kinh phí tiếp cận, triển khai kỹ thuật y học mới, hiện đại (mỗi năm tỉnh chỉ triển khai thêm khoảng 10 kỹ thuật trong số hàng ngàn kỹ thuật tuyến trung ương), từ đó người dân cũng ít được tiếp cận sử dụng dịch vụ y cao tại địa phương. Đó là chưa kể, từ biến động về giá thuốc, giá điện nước, chi phí vô khuẩn khử khuẩn, duy tu bảo dưỡng máy móc… tăng đã ảnh hưởng đến chi phí thực tế thực hiện dịch vụ y tế, đặc biệt là chi phí thực hiện các phẫu thuật và thủ thuật.
Theo kết quả giám sát của Ban Văn hóa xã hội – HĐND tỉnh, trung bình một ca điều trị nội trú trên địa bàn tỉnh chỉ là 1,7 triệu đồng/bệnh nhân/lần điều trị, trong khi con số này bình quân trên toàn quốc là khoảng từ 3 – 4 triệu đồng. Mức chi thấp cũng dẫn đến quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh luôn kết dư ở mức cao (60 – 80 tỷ đồng/năm)…
Những lý do trên là căn cứ để trên cơ sở tờ trình của UBND tỉnh về tăng giá dịch vụ y tế mà các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp vừa qua đã đồng ý điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ y tế. Theo nghị quyết của HĐND tỉnh, bình quân chung mức giá sau khi đã điều chỉnh là 85% so với khung tối đa, tăng 5% so với mức đang thực hiện. Với khoảng 82% dân số của tỉnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc điều chỉnh giá dịch vụ lên 5% sẽ ảnh hưởng không lớn. Hơn 10% dân số còn lại không tham gia bảo hiểm y tế, sự điều chỉnh này có tác động nhưng cũng không nhiều.
Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế được dư luận nhân dân ủng hộ, tuy nhiên khi giá dịch vụ tăng, người dân được hưởng lợi như thế nào? Đây là vấn đề rất được người dân quan tâm. Thực tế, về công tác khám, chữa bệnh hiện nay, đã có nhiều ý kiến phàn nàn, thậm chí bức xúc về chất lượng cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác y tế. Vì vậy, khi có sự điều chỉnh về giá dịch vụ thì chất lượng khám, chữa bệnh, y đức của người thầy thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải được nâng lên.
Bên cạnh đó, các cơ sở y tế phải tiếp tục đầu tư được các trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ bác sĩ để chẩn đoán chính xác, kịp thời và điều trị bệnh hiệu quả, giảm thiểu tình trạng người bệnh phải chuyển tuyến, vượt tuyến nhiều như hiện nay.
Câu trả lời lúc này phụ thuộc nhiều vào sự cố gắng của ngành y tế.
Ngọc Tú
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.