YênBái – YBĐT – Yên Bái hiện có 800 doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp). Năm 2008, các doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách trên 228 tỷ đồng, chiếm 58,21% số thu của tỉnh; giải quyết việc làm cho 22.000 lao động. Đóng vai trò là “xương sống” nền kinh tế, nhưng tình trạng chung là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn, sức cạnh tranh yếu nên rất khó khăn khi lạm phát và suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, có đơn vị đứng trên bờ phá sản.
|
|
Chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN ngày 31.12.2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn thương mại đã tạo cho doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi để ổn định sản xuất kinh doanh. Ngày 23/1/2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Quyết định này đã và đang được triển khai trong cả nước, trong đó có Yên Bái. Với mức hỗ trợ 4% lãi suất trong thời hạn tối đa 8 tháng, các doanh nghiệp có thêm điều kiện để tháo gỡ những khó khăn về vốn lưu động, có vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần ổn định nền kinh tế đang suy thoái.
Qua hai tháng triển khai Quyết định 131/2009/QĐ-TTg, Yên Bái đã có trên 330 doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được vay vốn với tổng số tiền là 116 tỷ đồng. Trong điều kiện ngân sách rất eo hẹp, tỉnh Yên Bái vẫn chủ trương chi khoảng 120 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ lãi suất cho một số sản phẩm nông – lâm nghiệp nhằm kích thích sản xuất và nông dân yên tâm đầu tư giữ ổn định vùng nguyên liệu, như: hỗ trợ 100% lãi suất (trừ phần hỗ trợ 4% của Chính phủ) với sản phẩm tinh bột sắn, chè; hỗ trợ 2% với sản phẩm đũa gỗ, giấy đế, ván ép trong thời hạn 8 tháng… Dòng vốn lãi suất thấp mà các ngân hàng đang “rót” cho doanh nghiệp là rất lớn, nhiều doanh nghiệp ở Yên Bái đã ký hợp đồng vay vốn ngân hàng thương mại từ 20 – 40 tỷ đồng bổ sung vốn kinh doanh, phát triển sản xuất.
Nguồn vốn vay với lãi suất thấp cộng với khoảng ưu đãi 4% mà Chính phủ và tỉnh dành cho các doanh nghiệp là rất lớn, vấn đề đặt ra là việc cho vay và sử dụng nguồn vốn ưu đãi này có đúng mục đích mà Chính phủ và tỉnh kỳ vọng sẽ kích cầu sản xuất, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế hay không? Tìm hiểu thực tế những ngày qua, chúng tôi thấy đã có tín hiệu cạnh tranh ngầm giữa các ngân hàng thương mại về lãi suất tiền gửi. Người ta lo ngại sẽ có tình trạng doanh nghiệp vay vốn ưu đãi lãi suất thấp hoặc liên kết làm “dự án” vay vốn rồi lại gửi ngân hàng để hưởng chênh lệch. Doanh nghiệp không có khó khăn về vốn, đủ điều kiện vay vốn nhưng vẫn vay vốn để sử dụng vào những mục đích khác. Thẩm định và giám sát các dự án cho vay vốn ưu đãi kích cầu là trách nhiệm của các ngân hàng, tuy nhiên, việc cho vay và sử dụng vốn không đúng chủ trương kích cầu sẽ rất khó phát hiện nếu cán bộ tín dụng “nể tình” khi doanh nghiệp chịu trích phần trăm để có vốn trong tay.
Dòng vốn ưu đãi với mục đích kích thích sản xuất, chống suy giảm kinh tế của Chính phủ ở Yên Bái còn khá khiêm tốn. Một chính sách, cơ chế dù ưu việt tới đâu nếu không được tổ chức thực hiện và giám sát tốt đều không đem lại hiệu quả như mong muốn. Giám sát cho vay và sử dụng vốn kích cầu đang là nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi các ngân hàng nêu cao trách nhiệm và tăng cường nghiệp vụ của mình trong hoạt động tín dụng thương mại. Ngân hàng Nhà nước với vị trí, vai trò của mình cần tăng cường chỉ đạo và thực hiện kiểm tra cho vay vốn kích cầu của các ngân hàng thương mại, chỉ có như vậy nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp mới được cho vay đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.
Tuấn Anh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.