YBĐT – Đây là việc mà các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và cả xã hội đã làm thường xuyên. Nhưng đó là bài toán đòi hỏi tiếp tục phải có thêm những lời giải mới vì những hiện tượng đang diễn ra ngay trên đường phố hiện nay – đó là việc chấp hành pháp luật giao thông của giới trẻ, nhất là học sinh THPT.
|
|
Những quy định đối với người tham gia giao thông các em hầu như đều biết cả. Biết vì được tuyên truyền giáo dục, được gia đình nhắc nhở, được học tập cam kết ở nhà trường… Nhưng việc thực hiện ra sao lại là câu chuyện ít người trả lời được. Đơn cử là việc đi xe đạp hàng ba, hàng tư, hàng năm trên đường. Ai bảo các em không biết như thế là vi phạm? Ai cho rằng nhà trường không nhắc nhở? Các em còn ký vào cam kết với nhà trường để chấp hành “nghiêm” ấy chứ! Nhưng đó là việc trong trường, hết giờ học là chuyện ngoài đường, ai là người sẽ nhắc nhở các học sinh thân yêu? Câu trả lời dường như để ngỏ!
Lại có câu hỏi: Thế gia đình thì thế nào? Đó là câu chuyện ở nhà. Nhưng mỗi nhà một vẻ, có phải bậc phụ huynh nào cũng quan tâm đến chuyện đó. Họ chỉ cần biết con mình học lớp nào, lên lớp không, học thêm ở đâu, được mấy phẩy… Cùng lắm nhắc với theo khi con đến lớp được một câu: “Đi đứng cẩn thận đấy nhé!” Chung chung như thế thì chẳng nhắc các cháu cũng biết, vì đã ở cái tuổi lớn rồi.
Thế nên, người ta thấy nhiều “cái” hàng tư, hàng năm giăng ngang đường mỗi khi tan trường, thấy những chiếc ô đủ màu sắc khi lay phay mưa rắc bụi! Gần đây là những chiếc xe đạp điện, xe máy điện do những nam thanh nữ tú điều khiển, trong số đó có một bộ phận không đội mũ bảo hiểm. Lại có gia đình tạo điều kiện cho các em cả mô tô, xe máy đến trường để có thể chở thêm vài bạn dễ dàng hơn… Không thể cho rằng trách nhiệm thuộc về các gia đình vì họ đã nhắc con em: “Đi đứng cẩn thận” rồi mà! Nhưng chắc người ta cũng ngầm hiểu đó là sự thiếu cụ thể và chưa nghiêm túc của các bậc phụ huynh khi giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho con em mình. Cá biệt có người còn là “tấm gương” cho tuổi trẻ về việc không chấp hành các quy định khi tham gia giao thông.
Dễ dãi thế và các em cứ thế vô tư ra đường và vi phạm. Các cơ quan chức năng lấy đâu ra người mà nhắc nhở thường xuyên được; thầy cô càng không thể đi theo các em từng bước trên đường. Rồi lại có ý kiến cho rằng, đó là tình trạng chung, ở đâu học sinh chẳng thế, ở Yên Bái thế là còn tốt đấy… Và từ việc không chấp hành luật an toàn giao thông liệu có hình thành trong các em “ý thức” không chấp hành pháp luật, nói nặng hơn là “nhờn luật”, là coi thường pháp luật hay không?
Đây không phải là câu chuyện của hôm nay mà đã là chuyện “ngày hôm qua” và “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”. Nhưng đang trong Tháng an toàn giao thông quốc gia của năm 2010 với chủ đề trọng tâm là “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh, thiếu nhi và cộng đồng”, xin một lần nữa nhắc lại vấn đề tưởng đã cũ. Đến lúc, các cơ quan chức năng cần tổ chức một “chiến dịch”, tập trung vào lứa tuổi này xem sao, để từng bước đưa các em vào khuôn khổ, góp phần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho giới trẻ nói riêng và các tầng lớp xã hội nói chung.
Quang Tuấn
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.