YênBái – YBĐT – Ngay sau khi có kế hoạch của Ban chỉ đạo kiên cố hoá trường lớp học (giai đoạn II) Trung ương, UBND tỉnh Yên Bái đã khẩn trương giao kế hoạch vốn và danh mục đầu tư, bao gồm: 492 phòng học, 366 nhà công vụ, tổng mức đầu tư 200.585 triệu đồng, cho các địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tới giữa tháng 11.2008, toàn tỉnh mới khởi công được 21 phòng học và 12 nhà công vụ, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
|
|
Tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn II năm 2008 thời gian qua ở các tỉnh, trong đó có Yên Bái, rất chậm. Chính phủ buộc phải kéo dài thời gian thực hiện tới hết tháng 3.2009 thay vì kết thúc vào ngày 31.12 năm nay. Tiến độ không đáp ứng yêu cầu, nguyên nhân khách quan là Ban chỉ đạo Trung ương và các bộ ngành liên quan giao danh mục, kế hoạch vốn muộn. Vì vậy, tới tháng 9.2008, các tỉnh mới có thể giao danh mục, kế hoạch vốn cho các địa phương triển khai thực hiện. Về chủ quan, nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.Ở Yên Bái, trong quá trình triển khai thực hiện có hai khó khăn, vướng mắc chủ yếu.
Thứ nhất, việc bố trí mặt bằng, giải phóng mặt bằng ở các địa phương vùng đặc biệt khó khăn như Trạm Tấu, Mù Cang Chải rất nan giải. Tới nay, hầu hết các danh mục đầu tư ở hai huyện này đã hoàn thành thủ tục hồ sơ, trong giai đoạn hoàn thành phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế dự toán nhưng nhiều danh mục đầu tư vẫn chưa giải phóng hoặc bố trí được mặt bằng. Như huyện Mù Cang Chải, 16 danh mục đầu tư, nhưng tới giữa tháng 11.2008, chỉ có điểm trường Páo Khắt, xã Nậm Khắt bố trí xong mặt bằng, chuẩn bị khởi công.
Thứ hai, trong tổng số danh mục Yên Bái được đầu tư với tổng vốn 78 tỷ đồng, có tới 50% công trình có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, thuộc diện phải đấu thầu. Danh mục và kế hoạch vốn giao muộn, các địa phương triển khai thực hiện vào dịp cuối năm, nếu tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thì không thể đáp ứng tiến độ như Chính phủ đề ra.
Để chương trình kiên cố hoá trường lớp học về đích đúng hẹn, cần có những giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay. Về phía Trung ương, với những công trình có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, thuộc diện phải tổ chức đầu thầu ở các vùng khó khăn đề nghị Chính phủ cho phép chỉ định thầu để bảo đảm tiến độ đề ra.
Về phía tỉnh, hiện nay, các địa phương, nhất là huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải rất khó khăn trong bố trí mặt bằng. Nguyên nhân chính là phải san gạt mặt bằng với khối lượng lớn, các huyện không đủ kinh phí. Kiến nghị của các địa phương là đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù, hỗ trợ kinh phí san tạo mặt bằng cho các huyện vùng cao, địa phương diện đặc biệt khó khăn. Tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trên, tỉnh Yên Bái mới có khối lượng thực hiện để giải ngân 60% trong năm nay và 100% vào tháng 3.2009 như dự kiến, kết thúc chương trình đúng thời hạn mà Chính phủ quy định.
Tuấn Anh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.