YênBái – Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn bền vững, những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua.
Nhân dân xã Suối Giàng thu hoạch gừng cung ứng ra thị trường tiêu thụ.
|
Trong đó, hàng năm, Hội tích cực phối hợp với các ngành chức năng của huyện, chính quyền các địa phương mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) về trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; thường xuyên cung cấp thông tin về giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp; phổ biến những tập thể, cá nhân, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo đến hội viên…
Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ Phát triển nông nghiệp huyện tổ chức trên 100 buổi tuyên truyền, tập huấn chuyển giao KHKT về phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca… cho trên 3.000 lượt hội viên.
Từ đó, hội viên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, đưa các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy ở 5.404 ha lúa/năm, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha/vụ, sản lượng thóc đạt 28.544 tấn/năm.
Hàng năm, hội viên cũng trồng trên 4.600 ha ngô, gần 700 ha sắn, trên 2.000 ha rau màu, đậu đỗ các loại, chăm sóc 4.545 chè, 3.086 ha cây ăn quả.
Chăn nuôi cũng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại thu nhập cao cho hội viên thời gian gần đây với tổng đàn gia súc hiện có trên 120.505 con, trong đó, đàn trâu 14.563 con, bò 7.115 con, lợn 98.737 con… Nguồn thu từ chăn nuôi đạt trên 500 tỷ đồng/năm cho nông dân.
Trong Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” đã xuất hiện nhiều điển hình mới, hình thành những vùng sản xuất với quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao; điển hình như chăn nuôi gia súc, trồng quế… ở các xã vùng cao; trồng cam, quýt, nuôi ba ba gai ở các xã vùng ngoài của huyện…
Hội cũng đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chu ỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm như: Công ty TNHH Wood Yên Bình trong tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Minh An…; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Yên Bái, xây dựng thương hiệu và quảng bá giới thiệu sản phẩm cam Văn Chấn…
Ông Phan Nguyên Hà – Chủ tịch HND huyện cho biết: “Do chủ động nắm bắt thị trường cùng với liên kết sản xuất quy mô lớn thông qua các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác nên kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thời gian gần đây có rất nhiều khởi sắc”.
Hội đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và Đề án “Tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đúng đối tượng. Đẩy mạnh các phong trào thi đua như: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh”… tạo khí thế sôi nổi từ vùng thấp đến vùng cao, thu hút đông đảo hội viên tham gia.
Hội đã ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua 90 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 2.801 hộ vay vốn với số tiền trên 147 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thông qua 25 tổ vay vốn, tạo điều kiện cho 739 hội viên vay vốn với số tiền trên 71 tỷ đồng; Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương hỗ trợ 600 triệu đồng cho 15 hộ xã Đại Lịch trồng cam; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ 830 triệu đồng cho 23 hộ ở các xã: Thượng Bằng La, Đồng Khê, Sơn Thịnh… trồng cam, chăn nuôi bò sinh sản…
Các nguồn vốn đều được hội viên sử dụng hiệu quả, góp phần để mỗi năm huyện có trên 300 hộ hội viên thoát nghèo bền vững. Hiện, toàn huyện có 6.500 hộ hội viên đạt danh hiệu “Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.
Trong đó, đã có những mô hình thu nhập đạt từ 300 triệu đồng đến trên 500 triệu đồng như hội viên Giàng A Phử, xã An Lương với mô hình trồng quế; Hà Khắc Lâm, xã Sơn Thịnh, mô hình trồng cam, bưởi; Nguyễn Văn Thêm, xã Chấn Thịnh, mô hình VACR tổng hợp; Nguyễn Văn Nghị, xã Cát Thịnh, mô hình nuôi ba ba…
Những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả của hội viên cũng đồng thời khẳng định thành công trong hoạt động của tổ chức Hội luôn sát cánh, đồng hành cùng hội viên, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập hiện nay.
Thạch Phong
YênBái – Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn bền vững, những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua.
Nhân dân xã Suối Giàng thu hoạch gừng cung ứng ra thị trường tiêu thụ.
|
Trong đó, hàng năm, Hội tích cực phối hợp với các ngành chức năng của huyện, chính quyền các địa phương mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) về trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; thường xuyên cung cấp thông tin về giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp; phổ biến những tập thể, cá nhân, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo đến hội viên…
Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ Phát triển nông nghiệp huyện tổ chức trên 100 buổi tuyên truyền, tập huấn chuyển giao KHKT về phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca… cho trên 3.000 lượt hội viên.
Từ đó, hội viên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, đưa các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy ở 5.404 ha lúa/năm, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha/vụ, sản lượng thóc đạt 28.544 tấn/năm.
Hàng năm, hội viên cũng trồng trên 4.600 ha ngô, gần 700 ha sắn, trên 2.000 ha rau màu, đậu đỗ các loại, chăm sóc 4.545 chè, 3.086 ha cây ăn quả.
Chăn nuôi cũng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại thu nhập cao cho hội viên thời gian gần đây với tổng đàn gia súc hiện có trên 120.505 con, trong đó, đàn trâu 14.563 con, bò 7.115 con, lợn 98.737 con… Nguồn thu từ chăn nuôi đạt trên 500 tỷ đồng/năm cho nông dân.
Trong Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” đã xuất hiện nhiều điển hình mới, hình thành những vùng sản xuất với quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao; điển hình như chăn nuôi gia súc, trồng quế… ở các xã vùng cao; trồng cam, quýt, nuôi ba ba gai ở các xã vùng ngoài của huyện…
Hội cũng đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chu ỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm như: Công ty TNHH Wood Yên Bình trong tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Minh An…; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Yên Bái, xây dựng thương hiệu và quảng bá giới thiệu sản phẩm cam Văn Chấn…
Ông Phan Nguyên Hà – Chủ tịch HND huyện cho biết: “Do chủ động nắm bắt thị trường cùng với liên kết sản xuất quy mô lớn thông qua các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác nên kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thời gian gần đây có rất nhiều khởi sắc”.
Hội đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và Đề án “Tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đúng đối tượng. Đẩy mạnh các phong trào thi đua như: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh”… tạo khí thế sôi nổi từ vùng thấp đến vùng cao, thu hút đông đảo hội viên tham gia.
Hội đã ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua 90 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 2.801 hộ vay vốn với số tiền trên 147 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thông qua 25 tổ vay vốn, tạo điều kiện cho 739 hội viên vay vốn với số tiền trên 71 tỷ đồng; Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương hỗ trợ 600 triệu đồng cho 15 hộ xã Đại Lịch trồng cam; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ 830 triệu đồng cho 23 hộ ở các xã: Thượng Bằng La, Đồng Khê, Sơn Thịnh… trồng cam, chăn nuôi bò sinh sản…
Các nguồn vốn đều được hội viên sử dụng hiệu quả, góp phần để mỗi năm huyện có trên 300 hộ hội viên thoát nghèo bền vững. Hiện, toàn huyện có 6.500 hộ hội viên đạt danh hiệu “Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.
Trong đó, đã có những mô hình thu nhập đạt từ 300 triệu đồng đến trên 500 triệu đồng như hội viên Giàng A Phử, xã An Lương với mô hình trồng quế; Hà Khắc Lâm, xã Sơn Thịnh, mô hình trồng cam, bưởi; Nguyễn Văn Thêm, xã Chấn Thịnh, mô hình VACR tổng hợp; Nguyễn Văn Nghị, xã Cát Thịnh, mô hình nuôi ba ba…
Những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả của hội viên cũng đồng thời khẳng định thành công trong hoạt động của tổ chức Hội luôn sát cánh, đồng hành cùng hội viên, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập hiện nay.
Thạch Phong