YBĐT – Những năm qua, nhờ có sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu và chính sách của tỉnh, đời sống kinh tế – xã hội ở các địa phương vùng cao Yên Bái đã có nhiều khởi sắc.
|
|
Trong đó phải kể đến sự ủng hộ của các cấp, các ngành và những tấm lòng hảo tâm đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các cuộc vận động quyên góp dường như đã thành nếp trong nhân dân góp phần xóa nhà dột nát cho người nghèo, giúp trẻ em đến trường, hỗ trợ giống sản xuất cho đồng bào… Mấy năm trước, hoạt động quyên góp quần áo ấm cho trẻ em vùng cao đã tạo được dư luận tốt trong nhân dân. Phong trào kết nghĩa giữa các trường học, địa phương vùng thấp với vùng cao thể hiện tính nhân văn sâu sắc.
Tỉnh Yên Bái đang thực hiện Đề án xây dựng trường dân tộc bán trú. Hai huyện cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải đang huy động mọi nguồn lực để triển khai Đề án. Học sinh đến lớp đông là điều đáng mừng nhưng cũng là áp lực với các trường học. Thiếu lớp, thiếu chỗ ở và các điều kiện phục vụ học tập khác, chế độ hỗ trợ cho học sinh lại càng khiêm tốn. Thế nên, ngoài sự đóng góp của gia đình, học sinh các trường dân tộc bán trú đều mong muốn được sự ủng hộ của tập thể, cá nhân.
Một thầy hiệu trưởng còn thẳng thắn rằng: “Chúng tôi mong có được những thứ thiết thực nhất cho sinh hoạt hàng ngày của các em, dù chỉ là vài cân gạo, một chai nước mắm, gói mì chính, hay cái nồi, cái bát”. Những chiếc áo đã giúp các em ấm áp trong giá lạnh vùng cao. Nhưng cùng với những chiếc áo, việc góp ủng hộ vùng cao phải làm như thế nào, cụ thể là quyên góp gì cho hiệu quả thiết thực nhất? Thậm chí, giữa các đơn vị đỡ đầu, kết nghĩa với vùng cao có thể trao đổi để nắm rõ nhu cầu làm cho việc quyên góp, ủng hộ vừa ý nghĩa, vừa hiệu quả. Khi đó không chỉ là quần áo, sẽ là chăn chiếu, giường nằm, là lương thực, thực phẩm, cụ thể hơn nữa là nồi xoong, bát đĩa, là nguồn lực xã hội để xây dựng các phòng học, nhà bán trú cho học sinh…
Cả nước đã luôn hướng về các địa phương đặc biệt khó khăn. Yên Bái có Trạm Tấu và Mù Cang Chải thuộc 62 huyện nghèo nhất của cả nước. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực, ngay lúc này, việc khơi dậy và phát động quyên góp, ủng hộ là cần thiết và chắc chắn phong trào sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực ở vùng cao Yên Bái.
Minh Quang
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.