YBĐT – Con số 172 hộ gia đình của huyện Trạm Tấu tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo trong năm 2013 không chỉ khiến cán bộ lãnh đạo huyện vùng cao Trạm Tấu vui mà đó còn là niềm vui chung cho những nỗ lực trong công tác giảm nghèo của tỉnh Yên Bái. Con số không lớn nhưng đã khẳng định được hiệu quả trong công tác tuyên truyền khơi dậy ý thức thoát nghèo của đồng bào vùng cao.
|
|
Dẫu biết rõ, khi thoát nghèo họ sẽ không được hưởng chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước, họ phải nỗ lực hơn trong lao động sản xuất để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống và kiên quyết không để “tái” nghèo.
Song, một nghịch lý đáng nói ở đây là khi những hộ dân của huyện vùng cao thuộc diện 62 huyện nghèo cả nước làm được như vậy thì ở một số địa phương trong tỉnh lại có những hộ gia đình thích làm người nghèo”. Họ “tha thiết” đề nghị được công nhận là hộ nghèo. Xét về điều kiện, hoàn cảnh gia đình ấy, những người dân trong tổ nhân dân đã kiên quyết không bình xét dù nhận được sự phản đối quyết liệt của chính họ.
Những lá đơn xin được công nhận là hộ nghèo được họ gửi đến chính quyền và các ngành chức năng lãnh đạo địa phương cũng đã thành lập đoàn kiểm tra đánh giá và yêu cầu tổ nhân dân đó tổ chức một buổi họp tổ để bỏ phiếu kín bình xét cho gia đình ấy là hộ nghèo (lần họp tổ trước bình bầu theo hình thức biểu quyết giơ tay).
Thế nhưng, đại đa số người dân trong tổ kiên quyết không bỏ phiếu công nhận, bởi xét về hoàn cảnh gia đình thì gia đình làm đơn này có mức sống cao hơn những hộ cận nghèo khác. Và vì không được hàng xóm “bỏ phiếu” xét là hộ nghèo nên họ đã nghĩ những người hàng xóm “thù ghét” gia đình mình. Điều ấy, đã khiến họ đánh mất đi lòng tự trọng của mình và sự tôn trọng của những người xung quanh.
Trong cùng một hoàn cảnh, một điều kiện sống, có rất nhiều người nghèo đã nỗ lực lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Không chỉ cuộc sống của gia đình họ được nâng lên mà họ cũng có điều kiện hơn để chăm lo cho con cái học hành và quan trọng hơn là những người thoát nghèo nhận được sự tôn trọng và kính phục của mọi người, nhiều hơn những giá trị vật chất mà họ nhận được từ sự hỗ trợ của Nhà nước khi còn là hộ nghèo. Với những người “thích nghèo” để được nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, có thể họ được rất nhiều thứ, song họ lại đánh mất đi cái quý giá nhất trong cuộc đời của một con người – đó là lòng tự trọng và tính tự tôn dân tộc.
Yên Bái là tỉnh miền núi có số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong cả nước nên tỉnh đã đề ra mục tiêu mỗi năm phấn đấu giảm từ 4 % số hộ nghèo. Để thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, giúp các hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo thì việc tuyên truyền vận động, khơi dậy ý thức thoát nghèo của người dân là một việc làm rất quan trọng và ngày càng có nhiều hộ gia đình tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo như ở huyện vùng cao Trạm Tấu để công tác xóa nghèo ở Yên Bái đạt hiệu quả cao nhất.
P.V
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.