YBĐT – Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật, thời tiết, khí hậu đang có những biến động thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại lúa vào giai đoạn cuối vụ. Tính đến ngày 20/4/2010 trên cây trồng vụ xuân đã có 1.083 ha bị nhiễm bệnh, (chiếm 6,2% diện tích gieo cấy).
|
|
Tình hình sâu bệnh đang được kiểm soát tốt, chưa có dấu hiệu bùng phát, tuy nhiên sự xuất hiện của một số loại bệnh mới, nếu không được kiểm soát tốt có thể sẽ phát triển mạnh từ nay đến cuối vụ và sang vụ hè thu.
Trên cây lúa, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện và sẽ tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên giống Nhị Ưu 838 gieo cấy ở Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ với diện tích 5,9 ha, đây là loại bệnh khác phức tạp, có tốc độ lan nhanh. Bệnh có khả năng sẽ phát sinh thêm ở các huyện: Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên. Bệnh đạo ôn lá, đã có 129 ha bị nhiễm tập trung ở hầu hết các huyện, thị vùng thấp. Dự báo bệnh sẽ chuyển tiếp lên hại gié, cổ bông trên trà lúa trỗ từ giữa tháng 4 và đầu tháng 5. Bệnh hại trên tất cả các giống đang gieo cấy trong tỉnh, đặc biệt là giống nếp và giống thuần chất lượng cao. Nếu không chủ động phun thuốc, phòng sớm, sẽ có diện tích lúa bị hại nặng ở tất cả các địa phương vùng thấp. Một số loại sâu bệnh khác như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bạc lá đã xuất hiện rải rác, nhiều khả năng phát sinh cục bộ, phát triển mạnh vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 nên rất cần phải được chú ý.
Ông Nguyễn Xuân Quý – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật cho biết tình hình diễn biến sâu bệnh hiện nay tuy chưa đáng lo ngại, nhưng các địa phương không được chủ quan. Cùng với cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân các địa phương thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Việc phòng và phát hiện sớm các loại sâu bệnh sẽ giúp các cơ quan chuyên môn kịp thời can thiệp. Hiện nay, bệnh lùn sọc đen trên cây lúa đang được các cơ quan chuyên môn đặc biệt theo dõi do sức tàn phá của nó mang đến. Một số tỉnh, thành hiện đã công bố dịch bệnh lùn sọc đen trên lúa, Yên Bái tuy đã xuất hiện nhưng chưa đến mức phải công bố dịch. Ông Quý cho rằng nếu công bố dịch có thể sẽ nhận được một phần kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ, tuy nhiên bệnh này đang được kiểm soát.
Trường hợp bệnh không lan rộng sẽ làm mất lòng tin của nông dân vào công tác dự báo và có thể ảnh hướng đến vụ sản xuất sau này. Để bệnh không lây lan sang các vụ sau Chi cục Bảo vệ Thực vật khuyến cáo nông dân nên đốt rạ chân ruộng và cày vùi ngay sau khi gặt.
Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, cần được tiếp tục phòng trừ ở nơi có mật độ cao. Nếu ruộng hạn, cây lúa sinh trưởng phát triển kém, thì có thể phun khi mật độ thấp hơn 40 con/ khóm. Những nơi có mật độ cao cần phun hỗn hợp hai loại thuốc lưu dẫn và thuốc tiếp xúc để tăng hiệu quả diệt trừ rầy. Phun xong khoảng 5 ngày thì kiểm tra lại, nền mật độ còn cao tiếp tục phun trừ triệt để.
Diễn biến của sâu bệnh sẽ còn nhiều biến động do thời tiết bất thường, Chi cục Bảo vệ Thực vật khuyến cáo nông dân cần thường xuyên theo dõi thông tin dịch bệnh, nắm chắc diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng để thông báo cho các cơ quan chuyên môn xác định, xử lý kịp thời.
Anh Dũng
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.