YênBái – YBĐT – Quyết định số 131⁄QĐ-TTg ngày 23.1.2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh còn hơn 4 tháng nữa là hết hiệu lực. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã được vay vốn hỗ trợ lãi suất nhưng với hộ nông dân nhiều nơi vẫn là chuyện dài dài.
<P><FONT face=”Times New Roman” size=3>Tìm hiểu tình hình một số địa phương, chúng tôi thấy, hầu hết nông dân chưa nắm được, không có thông tin về Quyết định 131⁄QĐ-TTg- một chính sách đã và đang phát huy hiệu quả trong chương trình chống suy giảm kinh tế của Chính phủ, rất cần thiết cho nông dân. Tuyên truyền và phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước tới dân trước tiên là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; thứ đến, trong lĩnh vực này, là của các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn. <⁄FONT><⁄P>
<P><FONT face=”Times New Roman” size=3>Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ở một số địa phương đã làm hạn chế một phần hiệu quả của công cụ điều tiết vĩ mô nhằm chống suy giảm kinh tế. Đơn cử, trong số 23.518 hộ nông dân ở huyện Yên Bình hiện chỉ có 10 hộ được vay vốn hỗ trợ lãi suất, trong khi nông dân đang “khát” vốn làm ăn. Trong thực tế, nông dân không tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ lãi suất còn có lý do các ngân hàng chấp hành đúng quy định, chặt chẽ trong cho vay. Theo Quyết định 131⁄QĐ-TTg, nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi suất là vốn ngắn hạn, thời hạn vay được hỗ trợ tối đa 8 tháng với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01.02.2009 tới 31.12.2009. <⁄FONT><⁄P>
<P><FONT face=”Times New Roman” size=3>Tình trạng phổ biến là, nhiều nông dân không vay được vốn lãi suất thấp điều chỉnh theo Chỉ thị 06⁄CT-NHNN ngày 31.12.2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì chưa trả hết vốn vay lãi suất cao do chu kỳ sản xuất chưa kết thúc hoặc không có khả năng huy động vốn trả nợ cũ cho ngân hàng để vay mới, càng không thể vay vốn hỗ trợ lãi suất 4%. Một nông dân có tiếng làm ăn giỏi ở xã Hán Đà (Yên Bình) thế chấp tài sản vay 100 triệu đồng ngân hàng xây dựng chuồng trại nuôi 250 con lợn thịt, nuôi cá lồng cho hiệu quả cao, nay cần khoảng 40 – 50 triệu để mở rộng sản xuất nhưng bế tắc vì vốn. <⁄FONT><⁄P>
<P><FONT face=”Times New Roman” size=3>Theo quy định, không thể đem tài sản đang thế chấp ngân hàng để bảo đảm khoản vay mới. Cách duy nhất là được Ngân hàng Phát triển bảo lãnh, nhưng ngân hàng này chỉ bảo lãnh khoản vay từ 100 triệu đồng trở lên với những quy trình, thủ tục vô cùng chặt chẽ, trong khi thời gian đồng nghĩa với cơ hội làm ăn của nông dân.<⁄FONT><⁄P>
<P><FONT face=”Times New Roman” size=3>Quy định là cứng nhắc, chính sách là chặt chẽ, câu hỏi ở đây là các ngân hàng đã cùng cấp ủy, chính quyền tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho nông dân chưa? Cho vay bằng niềm tin – tư duy không cũ nhưng dường như vẫn rất mới với một số ngân hàng. Lo ngại một chính sách ưu đãi của Chính phủ bị “cứng” hoá trên bàn giấy kể cũng có cơ sở khi chỉ còn 4 tháng nữa là Quyết định 131⁄QĐ-TTg hết hiệu lực! Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định 443⁄QĐ-TTg về cho vay hỗ trợ lãi suất trung, dài hạn với các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách này phải được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và ngành ngân hàng tuyên truyền kịp thời, sâu rộng tới các đối tượng – trong đó có nông dân. Giảm phiền hà, rút ngắn quy trình, thủ tục và linh hoạt cho vay để dòng vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả – đó là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng mà các ngân hàng cần thực hiện kịp thời hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 7 (Khoá X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.<⁄FONT><⁄P>
<P align=right><FONT face=”Times New Roman” size=3><STRONG>Quốc Khánh<⁄STRONG><⁄P><⁄FONT>
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.