YBĐT – Tổ chức công đoàn là người đại diện bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay, hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn rất “im ắng”.
|
|
Qua nắm bắt từ các doanh nghiệp nói chung cho thấy, vai trò của tổ chức công đoàn chưa được phát huy. Ngay trong khối doanh nghiệp nhà nước, không ít doanh nghiệp không chỉ trong tỉnh mà cả trong nước không thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động nhưng tổ chức công đoàn cũng chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Một số thủ pháp “lách luật” đã từng được “áp dụng” ở một số doanh nghiệp chè Yên Bái trước đây là không ký hợp đồng lao động dài, ngắn hạn mà chỉ hợp đồng thời vụ đã khiến không ít người lao động thiệt thòi.
Bên cạnh đó, cũng không ít doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ thật hoặc dựa vào lý do làm ăn thua lỗ để trốn tránh việc đóng bảo hiểm lao động và bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp nhưng các chủ tịch công đoàn đành đứng nhìn. Người lao động kiến nghị quyền được tham gia bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội và nhiều quyền lợi khác bị xâm phạm nhưng chủ tịch công đoàn biết bảo vệ quyền lợi người lao động thế nào trong khi mình đang là cán bộ công đoàn hưởng lương của giám đốc công ty. Mà giám đốc công ty lại vừa là giám đốc vừa là bí thư chi bộ, Đảng bộ lãnh đạo công đoàn.
Thế nên, dù có thấy sai, nhưng chắc hẳn sẽ có rất ít chủ tịch công đoàn dám kiến nghị bởi sợ bị trù úm, mà có “dám” nhưng giám đốc bảo không cũng… phải thôi, cũng chẳng dám báo cáo lên công đoàn cấp trên vì “ăn cây nào rào cây ấy”. Vì vậy, có rất ít chủ tịch công đoàn dám mạnh dạn đấu tranh, trừ khi bị trù úm không còn lối thoát.
Việc thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đã rất khó khăn. Nhưng khi doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, đi vào hoạt động vẫn không mấy hiệu quả.
Quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước dễ bị xâm hại hơn. Vai trò của chủ tịch công đoàn trong các doanh nghiệp này càng yếu thế. Bởi lẽ, các chủ tịch công đoàn ở đây cũng luôn canh cánh trong đầu “mình đang ăn cơm ai, mặc áo ai?”. Nên, thậm chí có doanh nghiệp lộng hành đánh đập cả công nhân, chủ tịch công đoàn có đề nghị lên ban giám đốc không được chấp thuận cũng không dám “ho he”.
Thực trạng trên cho thấy, trong doanh nghiệp nhà nước cũng như ngoài nhà nước, tổ chức công đoàn hoạt động kém hiệu quả do các chủ tịch công đoàn đương nhiệm đều là những người hưởng lương trực tiếp của doanh nghiệp nên không dám đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Đã đến lúc cần nghĩ tới giải pháp đào tạo, đưa chủ tịch công đoàn là người của các liên đoàn lao động địa phương về trực tiếp làm chủ tịch công đoàn trong các doanh nghiệp kể cả khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước. Chỉ khi chủ tịch công đoàn được hưởng lương trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước, không liên quan tới các doanh nghiệp thì vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp mới thực sự phát huy hiệu quả.
Đào Minh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.