YBĐT – Nhiều năm qua, cứ vào thời điểm tháng 6, tháng 7 hàng năm là các bậc phụ huynh ở thị trấn, thành phố lại đổ xô đi tìm trường chọn, lớp chọn rồi “vắt óc” lo toan, tính toán làm sao xin cho con em mình được vào học tại những trường điểm của địa phương.
Khi được nhận hồ sơ vào trường điểm rồi lại tìm mọi cách để con em mình “thi đỗ” vào lớp “chọn 1”, không thì ít nhất cũng phải vào được lớp “chọn 2″(lớp “ngoại giao”).
Qua mỗi kỳ thi như vậy đã có rất nhiều học sinh không làm toại nguyện được ước mơ của bố, mẹ “thi đỗ” vào lớp chọn, bị bố mẹ làm cho tổn thương về mặt tinh thần đối với các em khi năm mới còn chưa bắt đầu. Mặc dù Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có quy định xoá bỏ trường chuyên, lớp chọn ở các cấp học, nhưng lớp chọn vẫn tồn tại công khai từ thành phố đến thị trấn và đang có xu hướng lan toả về cả các trường vùng nông thôn.
Yên Bái – một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội… song nhiều trường THCS ở thành phố Yên Bái tỉnh lỵ như: Yên Thịnh, Quang Trung, Võ Thị Sáu… hay một số trường THCS ở thị trấn huyện ,thị vẫn ngang nhiên tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp chọn. Việc làm trái với quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo của nhiều trường THCS đã gây ra sự bất công trong giáo dục. Vì học sinh vào các trường học đều phải đóng góp tiền xây dựng trường và các khoản thu khác như nhau; cơ sở vật chất, tiền lương giáo viên đều từ ngân sách Nhà nước chi trả.
Song hầu hết chỉ có học sinh ở các lớp chọn mới được học các thầy cô giáo có “thương hiệu” (nhiều năm đạt giáo viên dạy giỏi các cấp), nhất là các môn: Toán, Văn, Anh, Vật lý… Còn học sinh các lớp khác thì không những không được học các thầy, cô giáo giỏi mà thiệt thòi hơn, các em không được “học bạn”.
Hiện nay, không chỉ nhiều trường THCS, THPT trong cả nước tổ chức thi tuyển lớp chọn mà đã có một số trường tiểu học cùng “biến tướng” bằng cách tổ chức cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 “học thêm” để phân luồng, xếp lớp. Việc các trường tổ chức thi tuyển lớp chọn không chỉ gây ra sự bất công trong giáo dục mà còn “tiếp sức” cho tiêu cực, phụ huynh dùng tiền bạc “mua” cho con “ngồi nhầm” lớp chọn. Tồn tại lớp chọn ở các cấp học, trường học không chỉ xảy ra sự bất công, tiêu cực trong giáo dục mà đáng lo ngại hơn là từ cấp 1, cấp 2 học sinh đã học lệch các môn thì làm sao có thể phát triển toàn diện? Phải chăng căn bệnh “thành tích” đã ăn quá sâu vào các trường học, các địa phương, do vậy, các trường vẫn ngầm nuôi “gà chọi”?
Nếu thực sự để bồi dưỡng tài năng, nhân tài cho đất nước thì các tỉnh đều đã có hệ thống trường chuyên dành cho những học sinh có đủ năng lực tiếp thu kiến thức ở bậc cao, các trường đại học đã có các lớp cử nhân tài năng. Việc sinh ra lớp chọn ở hệ thống giáo dục đại trà hoàn toàn không cần thiết, không tạo ra được sự thi đua học tập lành mạnh ở học sinh.
Xóa bỏ lớp chọn là việc cấp thiết để trả lại môi trường giáo dục công bằng cho các đối tượng học sinh và cũng là xoá bỏ căn bệnh “thành tích” của một số nhà trường và các địa phương. Như vậy, trách nhiệm xoá bỏ lớp chọn phải thuộc về các địa phương và ngành giáo dục ở đó.
Bảo Tâm
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.