YBĐT – Nhân cách của mỗi con người là vốn quí, nhưng với nhà giáo còn quí hơn. Bởi nhà giáo là người dùng nhân cách để giáo dục nhân cách cho người khác!
Trường học là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, nguyên khí cho quốc gia. Vì vậy, các thầy cô phải là những tấm gương soi cho học sinh trong lối sống, trong cách ứng xử với nhau cũng như với học sinh. Bởi các em không chỉ học ở trong sách vở mà còn học ở nhân cách của thầy, cô mình – những người hàng ngày gần gũi đứng trên bục giảng. Chính học trò sẽ là người đánh giá đúng hơn ai hết thầy, cô nào đáng kính và thầy, cô nào không đáng kính.
Một lời lẽ không hay ho, một hành động thô bạo xúc phạm học sinh như đã xảy ra ở một số nơi thời gian qua không những không làm cho học sinh sửa chữa khuyết điểm mà còn khiến vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Việc xử lý học sinh với lý do xác đáng, mức độ vừa phải bằng cái tâm của nhà giáo luôn giúp các em khắc phục sai lầm và ngược lại.
Những giáo viên có ngôn ngữ và cách ứng xử phản sư phạm, đánh mất nhân cách người thầy cần được các cấp quản lý giáo dục nhắc nhở, xử lý và tạo cơ hội sửa chữa nếu vi phạm mang tính bột phát, nhưng cũng xử lý nghiêm những người vi phạm mang tính hệ thống để tạo ra môi trường sư phạm trong lành.
Một vấn đề nữa là quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội vốn là truyền thống giáo dục tốt đẹp. Quan hệ ấy đòi hỏi mỗi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm bằng lương tâm, trách nhiệm của mình có kế hoạch liên lạc với gia đình học sinh một cách cụ thể. Việc làm này sẽ giúp các bậc cha mẹ có được những thông tin nhiều mặt về sức học, đạo đức, cá tính…của con cái mình để uốn nắn, tạo ra quan hệ mật thiết bằng trách nhiệm, tình thương của nhà giáo.
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam ta được bắt đầu từ nhân cách trong sáng của nhà giáo- những người làm nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dẫu vẫn còn đây đó những “hạt sạn” như chuyện nhà giáo vùng thấp nhận phong bì của học sinh, phụ huynh xin chuyển tuyến, vào trường chuyên, lớp chọn, xin điểm hay dạy thêm tràn lan cho chính học sinh lớp mình làm mất đi sự tôn trọng của học trò, nhưng ở vùng cao vẫn rất nhiều nhà giáo hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giáo dục, san sẻ cả đồng lương ít ỏi của mình cho những bữa ăn của đám học trò nghèo xa nhà, thật đáng nể trọng!
Muốn quan tâm tới chất lượng giáo dục – đào tạo nguồn lực con người một cách toàn diện phải bắt đầu bằng sự quan tâm tới chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Cùng với việc tự rèn luyện, gìn giữ, việc giáo dục nhân cách cho các nhà giáo cần được tiến hành từ các trường sư phạm đến các trường học nơi nhà giáo công tác.
Đào Minh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.