YênBái – Quy mô gia đình có 2 con trước đây là điều hiếm thấy thì nay được chấp nhận ngày càng rộng rãi ở vùng cao Trạm Tấu.
Công tác tuyên truyền về dân số – kế hoạch hóa gia đình ở huyện vùng cao Trạm Tấu được thực hiện linh hoạt, đa dạng, hiệu quả.
|
>> Yên Bái: Hiệu quả từ các nghị quyết về công tác dân số
Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của huyện Trạm Tấu những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Có được kết quả đó là do Trạm Tấu đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm là Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về chính sách DS-KHHGĐ.
Quy mô gia đình có 2 con trước đây là điều hiếm thấy thì nay được chấp nhận ngày càng rộng rãi. Ông Lò Văn Tiếp – Chủ tịch UBND xã Hát Lừu chia sẻ: “Hàng năm, Đảng ủy xã đưa nội dung công tác dân số vào kế hoạch hoạt động của Đảng bộ. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xã, chi bộ các bản lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc sinh hoạt, cuộc họp bản cho hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao nhận thức về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, của việc đẻ dày, đẻ nhiều… Năm 2022, trên địa bàn xã không có trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; không có trường hợp sinh con thứ ba trở lên”.
Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ hiện nay của huyện còn gặp những khó khăn và thách thức, đó là phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các vùng; mức sống của người dân trên địa bàn còn thấp so với nhiều địa phương trong tỉnh; đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện thông tin, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; Trình độ dân trí ở vùng cao, vùng sâu, nhất là vẫn còn tồn tại những tập tục, thói quen không tốt cho sức khỏe.
Khắc phục những tồn tại này, năm 2023, huyện Trạm Tấu đặt mục tiêu giảm nhanh mức sinh con thứ 3 trở lên tập trung ở 10 xã vùng cao, 51 thôn vùng sâu, khó khăn, mục tiêu phấn đấu tuổi thọ trung bình người dân đạt 67,4 tuổi; số năm sống khỏe 60,7 tuổi; mức giảm sinh 0,4%0; duy trì tỷ số giới tính khi sinh 105 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 30%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 25%; tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm, đạt 55%; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại 64%; tổng số người mới thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại là 14.730 người…
Để công tác DS-KHHGĐ đạt hiệu quả cao, huyện chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về thực hiện công tác dân số; tiếp tục quán triệt, triển khai đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số, đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, xã, thị trấn và các thôn, bản, tổ dân phố; triển khai tổ chức phát động phong trào vận động các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3 trở lên, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành để thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục DS-KHHGĐ, lồng ghép các nội dung về dân số phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống chính trị và tạo được sự đồng thuận hưởng ứng toàn xã hội tham gia thực hiện chính sách dân số một cách tự nguyện, tự giác…
Ông Khang A Chua – Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Để nâng cao chất lượng dân số, cụ thể là nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp để thực hiện chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình và số năm sống khỏe; đồng thời lồng ghép thực hiện chỉ tiêu vào các chương trình, đề án của địa phương, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn, thôn bản, tổ dân phố. Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phát huy hiệu quả hoạt động của các trạm y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, chú trọng phát hiện và ngăn chặn các bệnh tật, tăng cường kiểm soát các bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và có các giải pháp tác động giảm tỷ lệ tử vong đối với các bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch sàng lọc trước sinh và sơ sinh năm 2023; tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, triển khai có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. Phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể liên quan tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về công tác dân số theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới…
Quang Thiều
YênBái – Quy mô gia đình có 2 con trước đây là điều hiếm thấy thì nay được chấp nhận ngày càng rộng rãi ở vùng cao Trạm Tấu.
Công tác tuyên truyền về dân số – kế hoạch hóa gia đình ở huyện vùng cao Trạm Tấu được thực hiện linh hoạt, đa dạng, hiệu quả.
|
>> Yên Bái: Hiệu quả từ các nghị quyết về công tác dân số
Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của huyện Trạm Tấu những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Có được kết quả đó là do Trạm Tấu đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm là Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về chính sách DS-KHHGĐ.
Quy mô gia đình có 2 con trước đây là điều hiếm thấy thì nay được chấp nhận ngày càng rộng rãi. Ông Lò Văn Tiếp – Chủ tịch UBND xã Hát Lừu chia sẻ: “Hàng năm, Đảng ủy xã đưa nội dung công tác dân số vào kế hoạch hoạt động của Đảng bộ. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xã, chi bộ các bản lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc sinh hoạt, cuộc họp bản cho hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao nhận thức về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, của việc đẻ dày, đẻ nhiều… Năm 2022, trên địa bàn xã không có trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; không có trường hợp sinh con thứ ba trở lên”.
Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ hiện nay của huyện còn gặp những khó khăn và thách thức, đó là phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các vùng; mức sống của người dân trên địa bàn còn thấp so với nhiều địa phương trong tỉnh; đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện thông tin, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; Trình độ dân trí ở vùng cao, vùng sâu, nhất là vẫn còn tồn tại những tập tục, thói quen không tốt cho sức khỏe.
Khắc phục những tồn tại này, năm 2023, huyện Trạm Tấu đặt mục tiêu giảm nhanh mức sinh con thứ 3 trở lên tập trung ở 10 xã vùng cao, 51 thôn vùng sâu, khó khăn, mục tiêu phấn đấu tuổi thọ trung bình người dân đạt 67,4 tuổi; số năm sống khỏe 60,7 tuổi; mức giảm sinh 0,4%0; duy trì tỷ số giới tính khi sinh 105 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 30%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 25%; tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm, đạt 55%; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại 64%; tổng số người mới thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại là 14.730 người…
Để công tác DS-KHHGĐ đạt hiệu quả cao, huyện chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về thực hiện công tác dân số; tiếp tục quán triệt, triển khai đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số, đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, xã, thị trấn và các thôn, bản, tổ dân phố; triển khai tổ chức phát động phong trào vận động các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3 trở lên, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành để thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục DS-KHHGĐ, lồng ghép các nội dung về dân số phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống chính trị và tạo được sự đồng thuận hưởng ứng toàn xã hội tham gia thực hiện chính sách dân số một cách tự nguyện, tự giác…
Ông Khang A Chua – Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Để nâng cao chất lượng dân số, cụ thể là nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp để thực hiện chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình và số năm sống khỏe; đồng thời lồng ghép thực hiện chỉ tiêu vào các chương trình, đề án của địa phương, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn, thôn bản, tổ dân phố. Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phát huy hiệu quả hoạt động của các trạm y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, chú trọng phát hiện và ngăn chặn các bệnh tật, tăng cường kiểm soát các bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và có các giải pháp tác động giảm tỷ lệ tử vong đối với các bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch sàng lọc trước sinh và sơ sinh năm 2023; tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, triển khai có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. Phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể liên quan tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về công tác dân số theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới…
Quang Thiều