YênBái – YBĐT – Từ ngày ra đời và đi vào hoạt động (1/7/2003), Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh chưa có trụ sở, không có kho bãi, 8 cán bộ của Trung tâm được làm việc ghép ở khu nhà của Sở Tư pháp. Kho bãi không có vì thế mà việc trông coi bảo quản tài sản hết sức khó khăn và không bảo đảm.
|
|
Cho đến thời điểm này, Trung tâm đang quản lý lượng tài sản lưu tồn với trị giá trên 3 tỷ 600 triệu đồng. Tuy nhiên, tất cả đều được gửi, như: 920 máy phát điện, trên 120 bộ chia điện nằm ở Chi cục Quản lý thị trường tỉnh; hàng chục tấn dây dẫn AC70, ACV 70, máy biến áp trị giá gần 900 triệu đồng đang được gửi tại kho Km9 của Điện lực Yên Bái. Mới nhất, Trung tâm nhận được chuyển giao 33.750 kg quặng sắt mà UBND tỉnh vừa ra quyết định tịch thu do buôn bán, vận chuyển trái phép trên hồ Thác Bà với trị giá gần 100 triệu đồng, tất cả vẫn nằm trên các thuyền ở hồ Thác Bà chờ làm các thủ tục mới được đưa ra bán đấu giá.
Nhiều khi có khách muốn đến xem hàng phải đi hàng chục, đến vài chục cây số như Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Mù Cang Chải… Và cũng vì phải đi gửi, nên việc xem hàng, lấy hàng không phải lúc nào cũng chủ động được. Như vậy, ngoài việc khó khăn về trụ sở làm việc thì việc không có kho chứa, bãi chứa hàng là trở ngại lớn nhất của Trung tâm. Cùng với đó là sự chồng chéo, chưa đầy đủ và thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bán đấu giá cũng là khó khăn mà cán bộ làm công tác đấu giá hết sức trăn trở.
Trong 3 năm từ 2005 – 2007, Trung tâm đã ký hợp đồng uỷ quyền, tiếp nhận quyết định chuyển giao 185 vụ việc với giá khởi điểm trên 33 tỷ 666 triệu đồng; đã tổ chức 224 phiên đấu giá, trong đó có 214 phiên đấu giá thành. Tổng giá trị tài sản đã bán được là trên 27 tỷ đồng tăng so với giá khởi điểm là 764 triệu 577 nghìn đồng. |
Trong khi quy định, mỗi tỉnh chỉ có duy nhất một trung tâm bán đấu giá tài sản thì Quyết định 216 của Thủ tướng Chính phủ lại quy định về việc thành lập Hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất và Hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất của tỉnh cũng đã được thành lập. Nhiều khi các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo nhau không thống nhất, dẫn đến việc hiểu và thực hiện cũng không thống nhất thì Trung tâm phải đi trao đổi trực tiếp với từng ngành, từng đơn vị tìm tiếng nói chung để được thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hay Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thay thế sẽ có hiệu lực từ 1/8/2008 tới những cho đến nay vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn thực hiện.
Theo Pháp lệnh sửa đổi thì thẩm quyền cấp huyện sẽ được thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản tang vật thu giữ được khi xử lý vi phạm hành chính đến 30 triệu đồng. Điều này, theo ông Trần Quang Chung – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh là hết sức khó khăn, bởi nếu cứ áp dụng như vậy có nghĩa là theo đúng thẩm quyền mỗi khi cần hội đồng bán đấu giá cấp huyện được thành lập và sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ tự giải thể. Như vậy ai, tổ chức nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm với khách hàng về những tài sản sau khi đã bán đấu giá? Khó có thể đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng sau khi đã trúng giá!
Ngay sau khi Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh. Từ đó, hoạt động bán đấu giá tài sản được chỉ đạo thống nhất, tập trung tại Trung tâm và tuân thủ theo đúng Nghị định của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm việc chuyển giao tài sản thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị sung công quỹ Nhà nước và các loại tài sản khác.
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản của tỉnh đã và đang khắc phục nhiều khó khăn để hoạt động có hiệu quả, chiếm được niềm tin với khách hàng cả trong việc thu hút ngày càng nhiều tài sản của khách về Trung tâm để bán đấu giá cũng như thu hút khách tới đấu giá để mua hàng. Song để hoạt động của Trung tâm ngày càng hiệu quả vì mục tiêu để tăng thu cho ngân sách thì những khó khăn nêu trên rất cần được tỉnh sớm quan tâm giải quyết.
Ngọc Tú
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.