YênBái – YBĐT – Nếu ai đã từng qua sông hay đón người thân tại bến đò ngang thị trấn Cổ Phúc – Y Can, huyện Trấn Yên. Vào đầu giờ buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều thời gian học sinh qua lại nhiều thì đều chứng kiến hiện tượng lộn xộn, mất an toàn trên những con đò.
|
|
Theo quy định mỗi chuyến đi chỉ được phép chở 12 người, nhưng thực tế thì số người trên đò cùng hàng hóa luôn gấp 2-3 lần so với quy định. Có mặt tại bến đò đúng vào giờ tan học buổi trưa cùng với các thiết bị phục vụ cho vấn đề tác nghiệp, khi phát hiện ra nhóm phóng viên chúng tôi thì số lượng người trên mỗi chuyến đò đã giảm đáng kể và nó quay về với đúng quy định chở khách, đồng thời liền một lúc có 2 chiếc thuyền máy nhịp nhàng sóng đôi chứ thường ngày chỉ có một chiếc hoạt động. Thống kê sơ bộ mỗi ngày cũng có hàng trăm người trên đò chủ yếu là học sinh THPT ở các xã hữu ngạn sông Hồng theo học ở trung tâm thị trấn huyện lỵ. Ở trường các em đều đã được học tập và tìm hiểu Luật An toàn giao thông nhưng vì nhiều lý do, trong đó có lý do giờ giấc mà các em đã hiển nhiên trở thành người đồng lõa vi phạm an toàn giao thông. Em Trần Công Đoàn, học sinh lớp 12, Trường THPT bán công Nguyễn Du (Trấn Yên) cho biết: “Có những hôm đò đông lên tới 60 người nhưng chúng em vẫn phải đi không thì muộn học”.
Áp lực về thời gian, phải nhanh đến trường để kịp giờ học…, đó là cái khó của các em học sinh và cũng là cái khó của nhiều khách đi đò. Nhưng cái khó này hoàn toàn khắc phục được nếu như không có chuyện nghịch lý: thuyền thì nằm chơi, thuyền thì quá tải. Bến đò này có tới những 5 chiếc thuyền máy. Với một chiếc thuyền bé nhỏ lại thiếu các thiết bị bảo hiểm, chỉ có hai chiếc vỏ lốp xe, 12 phao cứu sinh tự chế được buộc chặt trên mui thuyền thì quả là nguy cơ tai nạn luôn rình rập với người đi đò. Ông Nguyễn Văn Lợi – Chủ đò ngang thị trấn Cổ Phúc – Y Can biện minh với chúng tôi: “Mọi hôm nhà đò vừa ăn cơm trưa vừa chở khách, còn hôm nay học sinh về sớm, anh em bận ăn cơm nên chưa sang kịp”.
Tồn tại yếu kém xảy ra tại bến đò ngang Cổ Phúc – Y Can đã lâu nhưng phải chăng các ngành chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý hay vì lý do nào khác ? Về vấn đề này, ông Triệu Đình Khoa Chủ tịch UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên cho rằng: “Thuyền trọng tải lớn với số lượng người như thế thì không vấn đề gì, còn giấy phép chở 12 người/chuyến thì quả là lãng phí”!
Sẽ không trở nên quá muộn và không xảy ra những tai nạn đáng tiếc trên mỗi chuyến đò ngang khi những bất cập, yếu kém nêu trên được kịp thời khắc phục. Vì vậy, rất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong việc quản lý hoạt động đò ngang. Đồng thời với đó là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục Luật An toàn giao thông cho tất cả mọi người. Đồng bộ thực hiện các biện pháp trên thì nỗi lo đò ngang mới chấm dứt được.
Trúc Quỳnh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.