YBĐT – Bức xúc, lo lắng của dư luận về tình trạng lạm thu trong trường học ở một số nơi ồn lên một dạo nay có vẻ lắng xuống. Lắng xuống là bởi người ta không thể cứ ngày này sang ngày khác nói mãi, kêu mãi, bàn mãi về cái sự lạm thu, còn phải lo làm, lo ăn và vô khối việc khác nữa.
Trống trường khai giảng, năm học đã bắt đầu, thầy và trò đã miệt mài trên lớp. Mọi việc có vẻ như xong sau khi các trường tiến hành các cuộc họp phụ huynh sau đôi tuần khai giảng năm học mới. Các quy định, nguyên tắc, thông tư này nọ về các khoản thu và cấm thu (như năm học trước) lại được phổ biến rộng rãi trong các cuộc họp; “bài ca” khó khăn của các nhà trường về đủ loại lại được cất lên; danh mục những khoản cần phụ huynh “tự nguyện” đóng góp phục vụ cho việc học của con em lại được đưa ra, vẫn dài dằng dặc.
Trong danh mục thu “tự nguyện” đưa ra ở hầu hết các trường phổ thông công lập thành phố vẫn chềnh ềnh những khoản cấm thu theo quy định của ngành: thu tiền bảo vệ cơ sở vật chất, trông coi xe đạp học sinh, vệ sinh trường lớp, cải tạo cơ sở vật chất … Và cũng rất “tài tình”, khi đa số phụ huynh đã buông xuôi chấp nhận, một số nhà trường nài kéo phụ huynh đóng góp thêm tiền cho những khoản thu mới. Có khoản thu cho sự đã rồi.
Ví như ở trường tiểu học nọ, phụ huynh phải nộp tiền cho nhà trường để chi trả tiền thuê phông bạt che chống mưa cho học sinh ngày khai giảng đầu tháng; phụ huynh nộp tiền mua chai nhựa, thanh sắt treo sách ở hành lang phòng học, tầng học cho các cháu đọc khi ra chơi theo một sáng kiến tăng cường giao tiếp cho trẻ (!?) mà nhà trường đã chủ động chi. Có khoản vận động “tự nguyện” mới như nộp tiền để trường mở rộng sân chơi, sân tập; nộp tiền để trường mua bạt dù vài chục triệu che nắng che mưa…
Trong khi, tiền phụ huynh đóng góp mua đồng phục học sinh thì có cháu còn chưa nhận được đành mặc đồng phục cũ đến trường chuẩn quốc gia cho dù năm học mới khai giảng đã già nửa tháng. Bởi vậy, cũng như sóng thủy triều, những bức xúc của phụ huynh lại được dịp dềnh lên trong các buổi họp rồi … nhẹ nhàng lui dần, lui dần trong tiếng thượt dài chấp nhận và tới giờ thì khối trường đã yên tâm với “thành công” xã hội hóa thông qua vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh với những khoản đóng góp bằng tiền mặt.
Dư luận có vẻ lắng xuống, nhưng bức xúc của phụ huynh và xã hội thì như sóng ngầm. Trong lúc này, người ta vẫn cứ mong chờ một việc làm thiết thực, nghiêm túc của ngành giáo dục, chí ít là tiến hành kiểm tra thật sự nghiêm túc việc thu nộp đầu năm học ở các trường học. Nhiều hơn nữa là sự kiểm tra, chấn chỉnh quyết liệt của thanh tra ngành, lãnh đạo ngành như đã từng cam kết trên báo chí, Internet, thậm chí là trước mỗi kỳ họp HĐND.
Không lẽ, những chỉ đạo của ngành giáo dục về chấn chỉnh lạm thu trong trường học lại chẳng có hiệu lực gì? Để cho tình trạng lạm thu đâu lại vào đấy?
Văn Xây
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.