YênBái – YBĐT – Thực hiện chiến lược bảo vệ, phát triển rừng trong những năm qua cùng với cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh còn có nhiều cơ chế thông thoáng hỗ trợ sản xuất và phát triển lâm nghiệp nói chung và nghề rừng nói riêng. Không chỉ làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, các tổ chức, nông lâm trường, bà con nhân dân các dân tộc tích cực tham gia trồng rừng. Kinh tế đồi rừng đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ngày một phát triển thu hút và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
|
|
Hiện nay, toàn tỉnh có 214.879 ha rừng tự nhiên và trên 130 ngàn ha rừng trồng kinh tế. Giá trị kinh tế từ rừng mang lại là rất lớn không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những hạn chế về tốc độ phát triển. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng mới từ 12-15 ngàn ha rừng, nhưng diện tích đất trống không có rừng còn khoảng 200 ngàn ha. Với tốc độ trồng rừng như hiện nay thì phải mất 15-20 năm nữa Yên Bái mới phủ xanh diện tích này, đấy là chưa kể đến những diện tích rừng đã khai thác. Mặc dù đã có nhiều có gắng song vấn đề lợi nhuận từ rừng mang lại thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường. Một vấn đề không thể không nói tới là năng suất và chất lượng rừng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là nguồn nguyên liệu gỗ lớn dành cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cứ nói là gỗ rừng trồng ở tỉnh rất nhiều và không có đầu ra nhưng thực tế thì năm 2006 là năm có khối lượng khai thác rừng nhiều nhất cũng chỉ đạt 142 ngàn m3. Những hạn chế đó có lẽ không riêng gì Yên Bái mà là tình trạng chung của công tác phát triển lâm nghiệp ở các địa phương trong cả nước, bởi thiếu tính quy hoạch, sản xuất manh mún…
Để góp phần triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Bảo vệ và phát triển rừng, nhất thiết phải thực hiện rà soát, quy hoạch lại, xác định rõ diện tích các loại rừng. Đó cũng là cơ sở cho sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, thực hiện chủ trương, chính sách về đầu tư, giao khoán bảo vệ rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp. Chính phủ đã có Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất).
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành công tác rà soát, quy hoạch ba loại rừng. Đây là cơ sở quan trọng cho công tác trồng rừng. Trước đây, có sự lẫn lộn giữa rừng sản xuất với rừng phòng hộ là do các địa phương muốn “bành trướng” đất rừng phòng hộ để xin trợ cấp của Nhà nước (rừng phòng hộ được hỗ trợ, rừng sản xuất thì không). Tuy nhiên, quy hoạch mới chỉ là rà soát lại, nên vẫn còn nhiều việc phải làm. Đất lâm nghiệp là phức tạp, không như đất nông nghiệp, cùng là đất sản xuất, nhưng trạng thái khác nhau thì biện pháp sản xuất kinh doanh cũng khác nhau, hoặc xác định trồng cây gì, giống gì cho phù hợp là cả một vấn đề. Đó là chưa kể tới việc phân loại chủ sử dụng đất, phân chia ranh giới giữa các nông lâm trường, hộ dân và các tổ chức kinh tế khác. Biết là khó, nhưng nhất thiết phải sớm giải quyết dứt điểm khâu quy hoạch. Quy hoạch rừng theo đúng tiêu chí thì diện tích rừng sản xuất tăng. Song cũng có nhiều ý kiến lo lắng, chúng ta quy hoạch rừng tốt thì ảnh hưởng đến tốc độ trồng rừng, bởi người dân có được hỗ trợ không? Những ý kiến đó không phải không có lý, song Chính phủ cũng đã ban hành chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ một phần giống, phân bón.
Khó khăn nhất hiện nay không phải là vốn, cơ chế mà là khúc mắc về đất đai. Ngay từ năm 2006, Chính phủ đã hỗ trợ cho mỗi hộ trồng rừng sản xuất, đặc biệt là hộ nghèo, hộ người dân tộc 2 triệu đồng/ha (trước đây trồng rừng sản xuất không được hỗ trợ). Trên thực tế, các hộ dân đã tích cực tham gia trồng rừng vì hiệu quả đem lại rất rõ. Xã hội hóa trồng rừng còn giúp bảo vệ rừng tốt hơn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề trồng rừng mạnh hơn nữa nhất thiết phải làm tốt công tác quy hoạch mà có quy hoạch hợp lý mới thúc đẩy trồng rừng.
Thanh Phúc
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.