YBĐT – Năm 2010, Yên Bái hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu. Sang năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng mạnh: tháng 10 ước đạt 2,494 triệu USD, luỹ kế 10 tháng đạt 26,949 triệu USD, bằng 72% kế hoạch, tăng 26,5% so với cùng kỳ.
Thành tựu trên lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh rất đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực của ngành công thương, trực tiếp nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh trong việc xúc tiến thương mại với số tiền động viên: đơn vị nào xuất khẩu được 1 triệu USD sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng từ ngân sách. Tuy nhiên nhìn lại, công tác xuất khẩu của Yên Bái vẫn còn nhiều việc đáng bàn.
Cụ thể là mấy năm qua, danh sách các đơn vị, mặt hàng xuất khẩu của tỉnh gần như không đổi, quanh quẩn ở mấy cái tên đã “quen tai”: Hapaco Yên Sơn và Chế biến nông lâm sản với mặt hàng vàng mã; Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn với các mặt hàng sứ cách điện; Công ty YBB và Công ty Mông Sơn với mặt hàng đá vôi dạng bột và hạt, Công ty Minh Thiện với mặt hàng đũa gỗ; năm 2011 có thêm Công ty liên doanh Đá cẩm thạch R.K Lục Yên…
Với giá trị sản xuất công nghiệp trên 3.000 tỷ đồng, tất nhiên không phải tất cả sản phẩm làm ra đều xuất khẩu nhưng một tỷ lệ không nhỏ sản phẩm các doanh nghiệp Yên Bái làm ra tiêu thụ ở nước ngoài và phần lớn do các thương nhân ngoài tỉnh làm công việc xuất khẩu; họ mua hàng của ta bằng tiền VND và bán cho nước ngoài thu đôla Mỹ.
Đáng kể trong số ấy là hàng chục nghìn tấn chè do các doanh nghiệp Yên Bái sản xuất mỗi năm đều “nhờ” các bạn xuất khẩu. Tiếp đó là hàng chục cơ sở chế biến gỗ cứ làm ra sản phẩm, bán thẳng cho tư thương để rồi họ tùy ý đóng đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản dù biết như thế là họ đang sống trên lưng mình! Tiền thưởng, tiền hỗ trợ 100 triệu đồng/1 triệu USD xuất khẩu chỉ là phần nhỏ; chính sách thuế suất bằng không, chính sách ưu đãi, nhất là sự chênh lệch về giá mới là lớn.
Đã từ quá lâu, vấn đề mở văn phòng hay chi nhánh hải quan tại Yên Bái để các doanh nghiệp xuất khẩu đỡ phải đi, để việc kiểm hóa hay các thủ tục khác được tiến hành thuận tiện vẫn chưa có hồi kết. Vòng luẩn quẩn “Hàng hóa xuất khẩu ít không bõ thành lập đơn vị hải quan, rồi không có hải quan nên doanh nghiệp khó làm xuất khẩu!” vẫn chưa có lối ra, điều này cũng giống như tranh luận “Quả trứng có trước hay con vịt có trước”.
Đâu đó trong các bản báo cáo, nhất là trong các nhóm giải pháp đưa ra luôn có nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại… nhưng khi đặt câu hỏi: “Vì sao công ty mình không xuất khẩu trực tiếp?”, rất nhiều giám đốc doanh nghiệp doanh thu vài chục tỷ, sản phẩm chủ yếu bán ra nước ngoài đều nói rằng: “Rất ngại xuất khẩu, tiếng Anh, tiếng Trung đều không biết, lỡ mắc lừa thì toi! Thôi cứ bán cho người trong nước, thu tiền đồng cho chắc!”. Thế mới thấy việc xúc tiến thương mại, nhất là thương mại quốc tế lâu nay vẫn làm nhưng không đến đầu đến đũa nên hiệu quả chẳng là bao.
Do vậy, kiến nghị với Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan nhanh chóng mở chi nhánh hải quan tại Yên Bái; đổi mới công tác xúc tiến thương mai, có biện pháp cụ thể, thiết thực giúp đỡ doanh nghiệp xuất khẩu là việc cần làm ngay. Tiềm năng cho xuất khẩu rất lớn. Đơn cử như chè, quế, gỗ… nếu tổ chức tốt thì giá trị kim ngạch mỗi năm đạt 40 đến 50 triệu USD không phải quá tầm tay!
Lê Phiên
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.